GMT +7
Indonesian Odds

Chuyện bóng đá nội: Bao giờ mới trở nên bền vững ?

Chứng kiến hình ảnh các CLB bóng đá Việt Nam năm nào cũng loay hoay chuyện tìm đối tác đầu thư thì xem ra nền bóng đá này còn lâu nữa mới trở nền bền vững.

Chật vật câu chuyện tìm kiếm kinh phí.  

Lấy hình ảnh Thanh Hoá đang "chảy máu chất xám" khi nhà tài trợ FLC sau khi hút xong "tài nguyên" của xứ Thanh đã bỏ chạy mất hút. Nam Định hay Nghệ An năm nào cũng lay lắt tìm nhà tài trợ và huy động nguồn vốn ngân sách.

Sông Lam Nghệ An luôn phải chật vật tìm kiếm nhà tài trợ mỗi mùa
Sông Lam Nghệ An luôn phải chật vật tìm kiếm nhà tài trợ mỗi mùa

Vậy có cách nào để bóng đá nội thực sự phát triển bền vững mà không cần tiền bơm của những ông bầu hay níu vào bầu sữa của ngân sách?

Tôi nghĩ cách đơn giản nhất mà cũng là cách khó thực hiện nhất, chắc chắn là người hâm mộ. Thật đấy, chính là những người xem bóng đá là những người giúp được đội bóng. Man Utd, Real hay Barca giàu là nhờ đâu? Bán cầu thủ hả? Còn lâu, nhờ doanh thu thương mại, hay chính từ tiền của các fans đấy ạ.

Nói sang Châu Âu,  Juventus mua Ronaldo không hề lỗ nhờ và đã tận dụng lợi thế thương mại của anh chàng này tốt như thế nào rồi. Tất nhiên, bóng đá Việt tuổi gì so sánh với tên tuổi cỡ Juve, nhưng đủ thấy fans đóng vai trò quan trọng như thế nào.

Ví dụ đơn giản, trước đây, một đội bóng hạng sang ở V.League như kiểu Sài Gòn Xuân Thành ngốn ông chủ cỡ 50-60 tỷ đồng/mùa là bình thường. Bây giờ, chi phí đã giảm nhiều, nếu khoán lương cầu thủ như ở HAGL thì chi phí một mùa cỡ khoảng 20 tỷ đồng. Vậy chỉ cần lợi nhuận từ thương mại cỡ 10 tỷ đồng, đã gánh cho các đội bóng 1 nửa chi phí để các ông bầu có thể tiếp tục làm bóng đá. Vậy 10 tỷ đồng này đến từ đâu?

1. Bán áo đấu và đồ lưu niệm. Nói thật nhé, fans VN giỏi nói mồm hơn là làm. Bỏ tiền bao gái thì nhanh nhưng bỏ mấy trăm nghìn mua áo đấu thì tiếc.
Chưa cần đến nhà tài trợ nước ngoài, chỉ cần một thương hiệu trong nước như kiểu Nam Định là đủ. Cái quan trọng là kêu gọi được tinh thần tự hào địa phương. Giá một chiếc áo như vậy có thể bán cỡ 100-200 nghìn đồng/áo.

Bán được 100.000 áo như vậy là bạn có thể có doanh thu khoảng 10-20 tỷ đồng/mùa. Lấy biên lợi nhuận cỡ 50%, CLB có thể thu được 5-10 tỷ đồng/mùa.
Nếu bạn nói 100.000 áo/mùa là con số quá nhiều thì tôi không nghĩ vậy. Chỉ trong 1 năm, sức tiêu thụ của HN và SG cho phân khúc căn hộ là 50.000 căn với giá ít nhất là 1.5 tỷ/căn. Có điều, fans chịu bỏ tiền ra mua không lại là chuyện khác.

2. Doanh thu từ bản quyền truyền hình. Các bạn fans cày views là chuyện tốt, nhưng hãy tập trung lên xem TV giùm. Càng nhiều người xem, bật càng nhiều TV, ratings cao sẽ khiến cho CLB các bạn thu được càng nhiều từ bản quyền truyền hình.

3. Doanh thu từ bán vé. Các bạn hãy bỏ thói quen đòi đi xem bóng đá chùa đi. Thật đấy. Nó hại lắm. Tiền mình làm ra thì mình phải tiêu, và tiêu vì sở thích chứ.

Người hâm mộ hãy xem V-League qua tivi nhiều hơn để ủng hộ nền bóng bá nước nhà.
Người hâm mộ hãy xem V-League qua tivi nhiều hơn để ủng hộ nền bóng bá nước nhà.

Sân bóng cỡ 20.000 chỗ ngồi, chỉ cần bán được 10.000 vé * 30.000đ/vé * 10 trận/mùa là được 3 tỷ/mùa. Trừ các chi phí đi chắc còn cỡ 0.5-1 tỷ đồng. Báu lắm chứ.

4. Tài trợ. Đây là tác dụng của việc cày views này. Đội bóng bạn yêu thích sẽ hưởng lợi nhờ fan base đông đảo. Tương tự như câu chuyện Biti's và Tùng núi ATM.

Nói vậy để thấy, chắc chắn bóng đá Việt vẫn còn phải nhờ đến các ông bầu nhiều, nhưng chắc chắn sẽ bền vững hơn rất nhiều khi NHM thực sự trả tiền cho món ăn tinh thần này.

Click bongdalu trực tiếp để đặt kèo trúng thưởng đổi đời.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ:

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2