Những chỉ trích nhắm vào Lee Kang-in sau thất bại của tuyển Hàn Quốc thực tế không mới nếu theo dõi bóng đá một cách có hệ thống. Sau những thất bại bất ngờ luôn là sự đổ lỗi. Kiểu gì cũng có người sẽ phải sắm vai vật tế thần. Nếu sự việc xảy ra ở một quốc gia quá yêu bóng đá, vấn đề sẽ kéo theo những hệ lụy rất không liên quan đến sân cỏ.
Người Hàn vốn ghét Nhật Bản từ xưa
Bạn có biết sau khi Brazil thua Pháp ở chung kết World Cup 1998, một phiên điều trần đã được mở bởi Quốc hội nước này, chỉ để căn vặn lên xuống về những gì đã xảy ra với Ronaldo “béo” (mà cũng chẳng hề có câu trả lời).
Nhưng những gì Lee Kang-in đang nếm trải tại Hàn Quốc, từ bị bêu riếu, nhục mạ, cắt hợp đồng quảng cáo; hay rộng hơn là chuyện xảy ra với những người chịu trách nhiệm với bóng đá Hàn Quốc sau thất bại trước Jordan tại bán kết Asian Cup lại là minh chứng rất rõ ràng cho độc tính nói chung từ quốc gia này.
Sở cảnh sát Jongo đã mở cuộc điều tra nhắm vào Chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc, ông Chung Mong-gyu, sau khi nhận các khiếu nại ông này cản trở hoạt động kinh doanh, vi phạm lòng tin vì đơn phương bổ nhiệm HLV trưởng Jurgen Klinsmann. Ông Chung và Phó chủ tịch, ông Kim Jeong-bae, còn nhận nhiều khiếu nại khác vì đổ lỗi thất bại cho Son Heung-min và Lee Kang-in.
Thất bại là chuyện bình thường trong bóng đá. Không có đội thắng mãi và ngược lại. Nhưng có vẻ người Hàn Quốc không chịu được việc đội tuyển thua, đặc biệt trong một giải đấu họ rõ ràng có cơ hội để vượt mặt đại kình địch trong mọi khía cạnh, Nhật Bản.
Hàn Quốc g.h.é.t Nhật Bản, đây là sự thật. Người Hàn g.h.é.t Nhật đến mức có cả một khái niệm chỉ để nói về sự t.h.ù đ.ị.c.h này: Han. Các bạn sẽ gặp Han ở mọi nơi trong văn hóa Hàn Quốc. Năm 2019, người Hàn Quốc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản trên mọi góc độ, từ hủy hàng hóa, hủy vé máy bay, ngừng nhập và bán các sản phẩm từ quốc gia mặt trời mọc. Nhiều cuộc khảo sát được tạo ra cho thấy 80% người Hàn không muốn mua hàng hóa Nhật Bản.
Vì sao người Hàn lại g.h.é.t Nhật Bản đến vậy? Sự tranh chấp giữa hai quốc gia gần nhau về địa lý vốn đã căng thẳng và bùng nổ dữ dội trong giai đoạn 1910-1945, thời điểm Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Đến nay, người Hàn vẫn không thôi c.ă.m h.ậ.n Nhật Bản. Điều này kéo theo việc Hàn Quốc coi Nhật Bản là thị trường buộc phải thắng. Nếu theo dõi K-pop đủ lâu, các bạn sẽ biết định nghĩa thành công của một nhóm nhạc là phải lên top 1 tại thị trường Nhật Bản.
Năm 2013, Hàn sản xuất phim “Reply 1997”, phần đầu trong bộ 3 phần “Reply” trứ danh, với một trong những điểm nhấn là cảnh nhóm bạn tập trung ở nhà xem trận đấu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tại Vòng loại World Cup 1998. Hàn bị dẫn 0-1 tới phút 82 trước khi ghi 2 bàn trong 3 phút để thắng ngược ngay trên sân khách. Khỏi nói người Hàn hả hê thế nào khi nhớ lại kỷ niệm đó.
Người Nhật cũng không ưa Hàn Quốc, nhưng chuyện chưa tới mức khốc liệt như những gì xảy ra ở quốc gia láng giềng. Cũng vào sự việc năm 2019, người Nhật tỏ ra thờ ơ trước việc tẩy chay hàng hóa Hàn Quốc. Họ vẫn nghe nhạc BTS, sử dụng điện thoại Samsung nếu tiện, và vẫn mua mỹ phẩm từ xứ sở kim chi.
Thái độ này của Hàn Quốc và Nhật Bản kéo theo phản ứng rất khác nhau giữa CĐV của hai quốc gia sau các thất bại. Khi Nhật Bản bị loại ở tứ kết Asian Cup, người hâm mộ có chỉ trích, nhưng mọi chuyện không căng thẳng. Không ai đòi cách chức HLV Hajime Moriyasu, chửi bới Kaoru Mitoma. Hidetoshi Marita thậm chí đủ dũng cảm để chia sẻ về cảm nghĩ cá nhân sau thất bại trước Iran.
Còn sau mỗi thất bại, người Hàn muốn tìm “vật tế thần”. Có phần đen đủi cho Lee Kang-in và những quan chức xung quanh, lần này đến lượt họ nằm lên thớt.
Xem ngay bongdalu.net vip để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nhận quà nào từ Bongda Info.
Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: