GMT +7
Indonesian Odds

Rốt cục nên sử dụng triết lý nào áp dụng cho ĐTQG ?

Việt Nam học được gì từ hành trình phát triển và tự hoàn thiện này của bóng đá thế giới?

Việt Nam nên khai sinh ra triết lý bóng đá của riêng mình.

Trước khi thế giới phẳng làm mờ đi các ranh giới về triết lý bóng đá ở cấp độ ĐTQG, túc cầu giáo từng đúng nghĩa là khu vườn của những mảng màu riêng biệt. Người ta hâm mộ Italia vì lối đá phòng ngự, phát cuồng Brazil vì những cú lắc hông jogo bonito, tận hưởng Hà Lan tấn công ào ạt hay siết chặt tay xem Đức xù xì nhưng vẫn chiến thắng…

Từ đâu các nền bóng đá lớn hình thành thứ triết lý bóng đá lâu dần thành bản sắc này? Phần lớn là từ các lý do chẳng… liên quan đến bóng đá. Người Brazil mê nhảy múa, lễ hội, nên đá bóng trước hết phải vui. Mà còn gì vui bằng vừa đá vừa múa, khiến tất cả bất ngờ như cách Leonidas lần đầu tung người móc bóng.

Người Italia sau thất bại ở thế chiến II tin họ không đủ thể chất, phẩm chất để chiến thắng bằng tấn công. Phải đảm bảo không được thua trước khi nghĩ tới việc xa hơn. Vậy là catenaccio ra đời. Người Hà Lan từ lâu sống dưới mực nước biển nên phải nghĩ mọi cách tận dụng không gian. Từ chính cơ sở ấy, bóng đá tổng lực ra đời với bản lề là việc mở rộng không gian khi tấn công và bó hẹp không gian khi phòng ngự…

Tất cả những nền bóng đá tiên tiến trên thế giới đều có triết lý riêng
Tất cả những nền bóng đá tiên tiến trên thế giới đều có triết lý riêng

Nói lại chuyện xưa để thấy bóng đá giờ đã đi hành trình quá dài của việc phát triển dựa trên điểm tựa văn hóa. ĐT Brazil không còn chơi jogo bonito, Italia không còn là boong-ke phòng ngự hay Hà Lan đá hai kỳ World Cup gần nhất với sơ đồ 3 trung vệ với ý đồ đặt tính thực dụng lên trước. Tuyển Đức xù xì ngày nào khiến cả thế giới choáng ngợp khi tấn công như vũ bão từ World Cup 2006 và sau đó lên đỉnh thế giới 8 năm sau.

Bản chất người ta cũng không coi “tấn công”, “phòng ngự” hay “đá đẹp kiểu Brazil” là bản sắc nữa. Sự xuất hiện của những nhà cách mạng như Pep Guardiola, Juergen Klopp hay trước đó, Arrigo Sacchi, khiến các ranh giới hay định nghĩa về bản sắc trở nên mờ nhạt. Cách phòng ngự tốt nhất giờ còn có thể là tấn công, chứ không chỉ đơn thuần là việc bịt hết đường vào khung thành bằng hàng phòng ngự La Mã.

Thế giới phẳng cũng là thời điểm để những nền bóng đá nhỏ nghĩ tới việc tạo ra “bản sắc” cho riêng mình. Nhật Bản chẳng hạn. Trong thời gian dài, người Nhật thần tượng Brazil, nhưng khi bắt tay vào làm bóng đá bài bản, xứ sở mặt trời mọc chọn cách tổng hợp tinh hoa của những nền bóng đá phát triển hàng đầu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ…

Giờ đây, rất khó để định nghĩa bản sắc hay triết lý bóng đá Nhật Bản bằng hệ ngôn ngữ cũ. Tại World Cup 2022, Nhật Bản cầm bóng lần lượt 17% và 27% nhưng vẫn thắng Tây Ban Nha và Đức. Vậy “Samurai xanh” đá phòng ngự phản công kiểu Mourinho và thắng? Câu trả lời là không. Nhật Bản cầm ít bóng nhưng vẫn chơi rất chủ động theo cách của riêng họ. Thời lượng kiểm soát bóng không còn là yếu tố đủ toàn diện để đánh giá một đội bóng chơi thế nào. Quan trọng là họ làm được gì với thời gian kiểm soát đó.

Nhưng cũng có nền bóng đá không quan tâm tới việc xây dựng bản sắc cho lắm. Syria chẳng hạn. ĐT Tây Á này mời Hector Cuper, môn đệ thuộc dạng nổi tiếng nhất của bóng đá phòng ngự làm HLV trưởng từ tháng 2/2023. Syrian vừa lần đầu vượt qua vòng bảng Asian Cup trong lịch sử, với 4 điểm cùng hệ số 0. Rất Cuper. Dĩ nhiên, Syria cũng chẳng sai.

Việt Nam đang cố gắng đi theo hướng mà nhiều nền bóng đá phát triển đã đi
Việt Nam đang cố gắng đi theo hướng mà nhiều nền bóng đá phát triển đã đi

Việt Nam học được gì từ hành trình phát triển và tự hoàn thiện này của bóng đá thế giới? Có thể chúng ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời khi căn tính và nền tảng của nền bóng đá vẫn còn là khái niệm khá xa xỉ. Việc từng thành công với lối đá thực dụng cũng không đảm bảo tương lai với lối chơi này, và ngược lại.

Nhưng có một việc hẳn chúng ta đang làm đúng. Đó là thử đi theo hướng mà nhiều nền bóng đá phát triển đã đi. Đấy là học cách chơi thứ bóng đá áp đặt.

Các cầu thủ dám đẩy đội hình chơi áp sát tầm cao, triển khai bóng từ sân nhà. Đấy không hẳn là bóng đá trendy như nhiều người lúc này hoài nghi (phần lớn vì chúng ta thua, chứ không phải vì tính khả dĩ của lối chơi), mà có thể đơn giản chỉ là kết quả của việc loay hoay tìm cách để tốt lên, đặc biệt khi không được chống lưng bằng những điểm tựa văn hóa.

Bóng đá là thể thao, tất cả đều không thể nói hay được, nhất là khi thua. Nhưng nỗ lực làm việc thì có thể thấy, từng ngày. Và chưa triết lý nào thành công nếu thiếu mồ hôi, nước mắt, và dĩ nhiên, thất bại.

bongdaso vn hân hạnh tài trợ những phần thưởng cho các dân chơi chơi kèo.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ:

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2