GMT +7
Indonesian Odds

Các nước từng đăng cai World Cup: danh sách chi tiết, số lượng, châu lục

Gần 100 năm kể từ khi ra đời, World Cup đã trở thành giải đấu bóng đá danh giá nhất địa cầu và việc trở thành nước chủ nhà cho một vòng chung kết cúp thế giới được xem là “đặc ân” đối với một quốc gia. Dưới đây, cùng khám phá danh sách các nước từng đăng cai World Cup trong lịch sử và tìm hiểu vì sao các quốc gia trên khắp thế giới lại luôn mong mỏi giành quyền đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đến vậy.

Danh sách các nước từng đăng cai World Cup

cac-nuoc-tung-dang-cai-world-cup
Các nước từng đăng cai World Cup

Kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930 trên đất Uruguay, tính đến nay, thế giới đã được chứng kiến 22 vòng chung kết World Cup diễn ra, với 18 quốc gia được lựa chọn trở thành nước chủ nhà. Mexico, Pháp, Brazil, Ý, Đức là 5 quốc gia nhận vinh dự 2 lần đăng cai giải đấu.

Trong đó, Mexico là nước chủ nhà đầu tiên có 2 lần đăng cai World Cup vào các năm 1970 và 1986. Sân vận động nổi tiếng Estadio Azteca của họ cũng trở thành sân đấu đầu tiên diễn ra 2 trận chung kết World Cup.

Tính đến hết World Cup 2022, Estadio Azteca vẫn là một trong hai địa điểm duy nhất trên thế giới đã tổ chức nhiều trận chung kết World Cup nhất, cùng với sân đấu huyền thoại Maracana của Brazil.

Sắp tới đây, Mexico sẽ vinh dự trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước từng đăng cai World Cup với lần thứ 3 được FIFA lựa chọn. Theo đó, World Cup 2026 sau đây 2 năm sẽ được tổ chức tại Nam Mỹ với 3 quốc gia đồng đăng cai là Mỹ, Canada và Mexico.

Đây cũng là lần thứ 2 trong lịch sử, nước chủ nhà World Cup sẽ có nhiều hơn 1 quốc gia. Trước đó là vòng chung kết World Cup 2002 diễn ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Còn với Canada, họ sẽ trở thành quốc gia thứ 19 được trở thành chủ nhà.

Theo công bố từ FIFA, World Cup 2030 cũng sẽ là sự kiện diễn ra tại 3 quốc gia là Morocco, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Và cũng là lần đầu tiên, giải đấu được tổ chức trên 2 châu lục là châu Phi và châu Âu.

Quốc gia gần nhất có tên trong danh sách các nước từng đăng cai World Cup là Qatar tại vòng chung kết thế giới năm 2022. Họ cũng là quốc gia thứ 3 tại châu Á có được vinh dự to lớn này.

Theo dữ liệu từ Deloitte, World Cup 2022 cũng trở thành ngày hội bóng đá đắt đỏ nhất trong lịch sử, khi nước chủ nhà Qatar đã chi ra 220 tỷ USD cho công tác tổ chức. Đấy cũng là lần đầu tiên đánh dấu 1 VCK World Cup diễn ra vào mùa đông thay vì mùa hè như thường lệ.

Bên cạnh đó, với diện tích vỏn vẹn 11,581 km2, Qatar trở thành quốc gia nhỏ bé nhất từng tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất địa cầu.

Danh sách các quốc gia đăng cai World Cup:

  1. Uruguay (1930)
  2. Ý (1934 và 1990)
  3. Brazil (1950 và 2014)
  4. Thụy Sĩ (1954)
  5. Thụy Điển (1958)
  6. Chile (1962)
  7. Anh (1966)
  8. Mexico (1970 và 1986)
  9. Argentina (1978)
  10. Tây Ban Nha (1982)
  11. Mỹ (1994)
  12. Pháp (1998 và 1938)
  13. Hàn Quốc (2002)
  14. Nhật Bản (2002)
  15. Đức (2006 và 1994)
  16. Nam Phi (2010)
  17. Nga (2018)
  18. Qatar (2022)

Các nước từng đăng cai World Cup theo châu lục

cac-nuoc-tung-dang-cai-world-cup-theo-chau-luc
Các nước từng đăng cai World Cup theo châu lục

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA luôn hướng tới việc xây dựng một thế giới bóng đá công bằng, cạnh tranh cho mọi quốc gia. Vì lẽ đó, các quốc gia ở các châu lục khác nhau sẽ được FIFA lựa chọn luân phiên đăng cai các VCK World Cup.

Là nền bóng đá phát triển hùng mạnh nhất thế giới, châu Âu trở thành châu lục có số lần tổ chức World Cup nhiều nhất và số lượng các quốc gia đăng cai cũng ở vị trí đầu tiên.

Trong những năm gần đây, FIFA rõ ràng đã nỗ lực để truyền bá giải đấu này đến các khu vực khác trên thế giới. World Cup 2002 là kỳ vô địch đầu tiên tổ chức tại châu Á, 8 năm sau, giải đấu xuất hiện tại Nam Phi (một quốc gia thuộc châu Phi).

Như BongDa INFO đã đề cập, World Cup 2022 là lần thứ 2 cúp vàng thế giới đến với châu Á và lần này là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông (thuộc Bắc bán cầu).

World Cup 2026 sắp tới tại Mỹ, Canada và Mexico đồng nghĩa với việc 5 kỳ World Cup liên tiếp sẽ được đăng cai ở các châu lục khác nhau.

Danh sách các nước từng đăng cai World Cup theo lục địa:

  1. Châu Âu - 9 lần đăng cai
  2. Nam Mỹ - 5
  3. Bắc Mỹ - 4
  4. Châu Á - 2
  5. Châu Phi - 1

Quá trình giành quyền đăng cai World Cup

qua-trinh-gianh-quyen-dang-cai-world-cup
Quá trình giành quyền đăng cai World Cup

Trải qua 22 vòng chung kết World Cup, có tổng cộng 18 quốc gia được lựa chọn trở thành nước chủ nhà. Tất cả đều được thông qua những cuộc bỏ phiếu công khai từ FIFA.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà FIFA đặt ra trong quá trình lựa chọn ứng viên đăng cai là an ninh và cơ sở hạ tầng. Các quốc gia mong muốn đăng cai World Cup phải đảm bảo an toàn cho cầu thủ, người hâm mộ và nhà tổ chức.

Bên cạnh đó, tiêu chí tiên quyết là quốc gia đó phải sở hữu hệ thống các sân vận động hiện đại và đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt của sự kiện lớn nhất hành tinh này.

Tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng không chỉ dừng lại ở các sân vận động. Các nước từng đăng cai World Cup cũng phải chuẩn bị chu đáo cho việc đón tiếp hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác cũng cần được cải thiện để đảm bảo giới mộ điệu từ khắp nơi trên thế giới đến đây xem World Cup có một trải nghiệm thoải mái và tiện lợi.

Quá trình giành quyền đăng cai World Cup thường kéo dài suốt nhiều năm, lên đến cả thập kỷ. Ban đầu, các ứng viên phải gửi hồ sơ đấu thầu tới FIFA, và từ đó, một quá trình đánh giá kỹ lưỡng được tiến hành. FIFA sẽ đánh giá các hồ sơ dự thầu dựa trên ba tiêu chí chính:

  • Tuân thủ các quy tắc đấu thầu: FIFA kiểm tra xem liệu quốc gia đó đã tuân thủ các quy định và hướng dẫn đặt ra trong quy trình đấu thầu hay không.
  • Đánh giá rủi ro: FIFA đánh giá các yếu tố như tính bền vững, tác động nhân quyền và tài chính của quốc gia xin đăng cai. Điều này giúp đánh giá khả năng của quốc gia trong việc tổ chức một sự kiện lớn như World Cup.
  • Đánh giá cơ sở hạ tầng và thương mại: FIFA chấm điểm các đề xuất từ hai hạng mục chính, bao gồm cơ sở hạ tầng và khía cạnh thương mại. Việc này giúp đảm bảo rằng quốc gia có đủ cơ sở để tổ chức một sự kiện quy mô như World Cup và có khả năng tối đa hóa lợi ích kinh tế từ việc đăng cai.

Nếu một quốc gia vượt qua được ba tiêu chuẩn này một cách thành công, hồ sơ của họ sẽ được chấp thuận để tiến hành quá trình bỏ phiếu. Quá trình bỏ phiếu này thường diễn ra với sự tham gia của các thành viên của Ủy ban FIFA, và quốc gia có số phiếu đạt được nhiều nhất sẽ trở thành nước chủ nhà của kỳ World Cup tới.

Các nước chủ nhà có kiếm được tiền từ việc đăng cai World Cup?

cac-nuoc-chu-nha-co-kiem-duoc-tien-tu-viec-dang-cai-world-cup
Các nước chủ nhà có kiếm được tiền từ việc đăng cai World Cup?

Quá trình giành quyền đăng cai World Cup là một “cuộc chiến” thật sự khó khăn. Nhiều người vẫn nghĩ khi quốc gia được FIFA lựa chọn làm nước chủ nhà, họ sẽ kiếm được khoảng lợi nhuận khổng lồ từ World Cup – giải đấu được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của FIFA.

Nhưng đáng tiếc, câu trả lời ở đây là không. Hầu hết các nước chủ nhà đều nhận “trái đắng” khi chi tiền mạnh tay để tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Các nước chủ nhà thường phải bỏ ra hàng tỷ đô la cho việc xây dựng và nâng cấp sân vận động, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, khách sạn… để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người hâm mộ và du khách.

Nhiều công trình được xây dựng cho World Cup trở nên lãng phí sau khi sự kiện kết thúc. Các sân vận động được xây mới hoặc nâng cấp thường không được sử dụng hiệu quả sau World Cup, nhiều hạng mục còn bỏ hoang.

Đồng ý, tiền bản quyền truyền hình World Cup là con số khổng lồ, nhưng hầu hết lại "chảy về túi" của FIFA. Năm 2018, gói bản quyền truyền hình World Cup tại Nga trị giá 4,6 tỷ USD (hơn 114 nghìn tỷ đồng), nhưng chỉ một phần nhỏ của số tiền này được chi cho các quốc gia chủ nhà.

Các nguồn thu khác như tiếp thị và bán vé cũng không mang lại lợi nhuận cho nước đăng cai. Phần lớn số tiền từ 2 hạng mục được FIFA giữ lại.

Mặc dù FIFA cam kết đài thọ kinh phí cho các hoạt động chung của giải đấu cũng như tiền thưởng cho các đội tham dự giải, tuy nhiên, con số này thường không đáng kể so với số tiền mà các quốc gia phải bỏ ra. Ví dụ, năm 2022, FIFA chỉ chi khoảng 1,7 tỷ USD cho Qatar, nhưng con số này chẳng là gì so với 220 tỷ USD mà Qatar đã chi ra để tổ chức World Cup.

Tại sao các quốc gia mong muốn giành quyền đăng cai World Cup?

tai-sao-cac-quoc-gia-mong-muon-gianh-quyen-dang-cai-world-cup
Tại sao các quốc gia mong muốn giành quyền đăng cai World Cup?

Câu hỏi này đặt ra một loạt các yếu tố phức tạp, bao gồm cả các lợi ích kinh tế và tầm nhìn chiến lược dài hạn của mỗi quốc gia.

Có thể các nước chủ nhà sẽ không thu lại bất kỳ lợi ích nào về mặt kinh tế trong thời gian 1 tháng diễn ra World Cup, nhưng đổi lại, có những thứ còn đáng giá hơn tiền bạc.

Thứ nhất, việc đăng cai World Cup mang lại cơ hội để nâng cao hình ảnh quốc gia trên bản đồ thế giới. Đây là một cơ hội hiếm có để các quốc gia thể hiện quyền lực mềm, giới thiệu văn hóa, du lịch, và tiềm năng kinh tế của họ đến hàng triệu người.

Cụ thể hơn, thế giới sẽ có cái nhìn mới về các nước từng đăng cai World Cup này và cho rằng đó là nơi đáng để đầu tư. Cơ hội để các quốc gia đăng cai tăng cường các mối quan hệ kinh tế và chính trị với các quốc gia khác là rất lớn.

Thứ hai, World Cup dù không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, nếu được quản lý thông minh, đúng đắn, nền kinh tế các nước chủ nhà có thể phát triển mạnh mẽ.

Dù việc tổ chức World Cup đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư một khoản tiền lớn vào hạ tầng và các công trình vận động, nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong rất nhiều năm sau. World Cup sẽ tạo ra một làn sóng khách du lịch, tăng cường doanh số bán hàng, và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Thứ ba, việc đăng cai World Cup mang lại niềm vui và tự hào cho cả một đất nước, không đơn thuần chỉ việc kinh doanh kiếm tiền. Cảm giác hân hoan và sự tự tin trong bản sắc dân tộc thường được thể hiện rõ ràng trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Cuối cùng, việc đăng cai World Cup cũng là một cơ hội để xây dựng di sản vĩ đại cho quốc gia chủ nhà. Các sân vận động, cơ sở hạ tầng, và các kỷ niệm về sự kiện này có thể trở thành những ký ức lâu dài và kích thích du lịch trong nhiều năm sau đó, mang lại lợi ích dài hạn cho quốc gia và cư dân của họ.

Lời kết

Trên đây là danh sách các nước từng đăng cai World Cup trong lịch sử. Đối với các nước chủ nhà, việc giành quyền đăng cai World Cup không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận mà còn là về việc thể hiện niềm tự hào dân tộc, cơ hội phát triển kinh tế, và tầm nhìn chiến lược dài hạn.

2 năm nữa thôi, bầu không khí bóng đá tại ngày hội lớn nhất hành tinh sẽ lại sục sôi tại 3 quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ma Rốc. Để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nào về sự kiện này, bạn hãy truy cập ngay BONGDAINFO – nền tảng cung cấp tin tức bóng đá 24h, , lịch thi đấu, kết quả bóng đá mới nhất hiện nay.

Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ:

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2