GMT +7
Indonesian Odds

Các vị trí trong bóng đá mới nhất - Nhiệm vụ, cách chơi của từng người

Các vị trí trong bóng đá không còn lạ lẫm gì với các “bô lão” kì cựu của làng cá độ. Tuy nhiên, đối với những người chơi mới thì nhiều bet vẫn chưa phân biệt được.

Để trận đấu có kết quả cao thì việc bố trí đội hình trên sân cỏ là một trong những chiến thuật cao tay quan trọng của huấn luyện viên. Bài viết hôm nay sẽ giúp anh em nắm rõ các vị trí trên sân bóng chuẩn nhất.

I. Những vị trí trong bóng đá siêu chuẩn

Hiện nay, bóng đá là trò chơi thể thao được quan tâm nhiều nhất của người hâm mộ. Sự kích tính và hấp dẫn từng khoảnh khắc trong mỗi trận đâu đã làm nên một “thương hiệu” rất riêng của ngành bóng. Đó là thành công của sự kết hợp từ nhiều yếu tố, trong đó là sự phân bổ các vị trí trong bóng đá. Bao gồm 4 vị trí cơ bản truyền thống như sau:

cac-vi-tri-tren-san-bong-da-bongdainfov.net
Các vị trí trên sân bóng đá

1. Vị trí thủ môn

Tên tiếng anh thủ môn là: Goalkeeper (GK), tiếng Việt gọi tắt là TM. Là người duy nhất trong đội bóng được quyền dùng tay để bắt bóng. Người thủ môn đứng ở vị trí cuối sau hậu vệ, bên cạnh tiền đạo của đội bạn và giữa khung thành đội chủ nhà.

Vai trò của thủ môn rất quan trọng. Đối với trận đấu có đội đối thủ mạnh và tấn công hàng phòng ngự của đội mình tới tấp thì cần có người thủ môn vững vàng hơn.

Nhiệm vụ cầu thủ là giữ lưới không cho đội bạn ghi bàn. Chỉ có duy nhất 1 người trong trận đấu là thủ môn với sự khác biệt về trang phục để dễ nhận diện. Tuy nhiên, trong trường hợp chấn thương có thể thay thế bình thường.

3. Vị trí hậu vệ

Theo các chuyên gia cho biết, hậu vệ (HV), tiếng anh đọc là Defender (DF). Đây là người có vị trí không thể thiếu trong ột đội hình bóng ra sân.  Người này ở vị trí gần với tường thành đội nhà, hỗ trợ với thủ môn để giữ không cho bóng tiến gần lưới để ghi bàn.

Đứng sau tiền vệ và đứng trước thủ môn khiến hướng đi bóng của hậu vệ cũng khó khăn không kém các cầu thủ khác.

Hậu vệ có 4 vị trí được sắp xếp như sau: Trung vệ, hậu vệ quét, biên,và biên tấn công.

  • Vị trí trung vệ (hậu vệ trung tâm)

Tên tiếng anh của người trung vệ là Center Back, viết tắt là “CK”.

Nhiệm vị của trung vệ là ngăn cản sự tiến công của tiền đạo đối thủ tấn công giành bàn thắng.

Khi bóng xuất hiện, người trung vệ cần nhanh chóng chuyền cho chiến hữu. Trường hợp bị cản không thể thực hiện thì phá bóng, đưa bóng ra vùng bị cấm.

Trung vệ ngoài sự nhanh nhẹn ra thì còn cần có vóc dáng to khỏe để kịp thời phá bóng thần tốc.

Ngoài ra, người trung vệ có khả năng đánh đầu sẽ giúp ích cho việc cản ngăn bóng phạt góc của đối thủ đến gần khung thành.

  • Hậu vệ quét

Tiếng anh gọi hậu vệ quét là “SW”.

Yêu cầu người hậu vệ quyét phải đảm bảo linh hoạt, “quét” ở đây chỉ sự nhanh nhẹn và ráo riết để khống chế bóng khỏi tình huống bất ngờ. Nếu một hậu vệ quét có khả năng khống chế và chuyền bóng đỉnh thì việc cản bóng từ đội bạn sẽ rất nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, các vị trí trong bóng đá hiện nay không còn mấy khi xuất hiện vị trí hậu vệ quét nữa. Thay vào đó là chân chuyền của tiền vệ chủ. Cầu thủ này có thế chủ động và linh hoạt dơn rất nhiều, được huấn luyện viên lựa chọn.

  • Hậu vệ biên:

Tiếng anh gọi là Full Back/Right Back/Lef Back (FB/RB/LB). Cầu thủ này có quyền di chuyển tất cả các vị trí trong vùng sân đội nhà. Với chức năng ngăn cản đội bạn đưa bóng vào những vùng nguy hiểm bên sân nhà. Đồng thời, có pha xử lí linh hoạt và theo sát pha tiến công của tiền đạo đội bạn. Qua đó giúp đội nhà tránh mất lưới trong những tình huống bất ngờ.

  • Hậu vệ biên tấn công

Anh em chắc hẳn đã nhìn thấy kí hiệu của cầu thủ này-WB/RWB/LWB.  Đây là hậu vệ có tên tiếng anh khá dài dòng- Wingback/Right Wingback/Left Wingback.

Vai trò của cầu thủ này là sự tự do và linh động để di chuyển tất cả các vị trí trong sân đội nhà. Đồng thời, hậu vệ biên tấn công cũng kết hợp với hậu vệ biên và sự sát cánh của tiền vệ cánh. Từ đó, pha xử lí chắc chắn và an toàn hơn để phá lưới.

Hậu vệ biên tấn công có vai trò vô cùng qua trọng so với các vị trí trong bóng đá khác. Được các huấn luyện viên đề cao và nhìn nhận vai trò thiết yếu.

Là người hậu vệ biên, cầu thủ đó phải có sự linh hoạt với tốc độ chạy bóng cực nhanh. Đồng thời, cầu thủ đó phải liều lĩnh, dũng cảm và kiểm soát tốc độ chuyền bóng chính xác.

3. Vị trí tiền vệ

Tiếng anh đọc là Midfielder, kí hiệu của tiền vệ là MF.

Chân sút ở vị trí tiền vệ sẽ đứng ở sau tiền đạo và trên hàng hậu vệ. Đảm nhiệm vai trò giành bóng và cản những pha tấn công từ đội đối đầu.

Tiền vệ là người tạo cơ hội vàng để tiền đạo ghi bàn thắng. Trong một số trường hợp, tiền vệ cũng phải rút lại để có pha tấn công nếu gặp đối thủ lấn át sân nhà.

Các chuyên gia, một tiền vệ có tài là người có sức dẻo dai, thể lực vững. Điều này rất quan trọng vì yêu cầu của tiền vệ là chạy nhanh và liên tục. Nếu tiền vệ không đảm bảo yêu cầu này sẽ làm cả đội bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, tiền vệ phải có lối chơi chuyên nghiệp, xử lí thông minh. Như vậy, đường bóng mới đảm bảo chính xác, tránh trường hợp mất bóng khiến toàn đội thất thế.

4 loại tiền vệ phổ biến đang được các huấn luyện viên bố trí trong đội hình, bao gồm:

  • Tiền vệ chạy cánh

Kí hiệu của tiền vệ chạy cánh là LM/RM. Những cầu thủ này có nhiệm vụ tấn công bóng một cách ồ ạt, nhanh chóng. Điều này khiến đối thủ không kịp trở tay. Trường hợp bị tấn công mạnh từ đội bạn, tiền vệ chạy cánh sẽ lui lại tạo thế phòng thủ

  • Tiền vệ phòng ngự

Kí hiệu là DM. Đây là cầu thủ có nhiệm vụ tổ chức rào cản, tạo thế phòng vệ tốt cho đội nhà và tấn công đối thủ. Với sự trợ lực của hậu vệ mà tiền vệ tiến hành phòng ngự chắc chắn hơn.

  • Tiền vệ tấn công

Cầu thủ này kí hiệu là AM.

Vai trò của cầu thủ này là giành bóng từ đội bạn tại vị trí tiền vệ trung tâm. Từ đó tấn công dồn dập vào thế thành của đội bạn. Tiền vệ tấn công kết hợp với tiền đạo tấn công để thực hiện nhanh chóng.

  • Tiền vệ trung tâm

Với vai trò tấn công chủ chốt đội bạn. CM (kí hiệu tiền vệ trung tâm) có khả năng nắm bắt tình thế để biết tiến hay lùi trong những tình huống nhất định.

4. Vị trí tiền đạo

Tiền đạo là người có vị trí rất quan trọng đội hình các vị trí trong sân bóng đá. Đứng ở gần khung thành của đội đối thủ nhất, tiền đạo có vai trò ghi bàn thắng cho đội nhà. Vị trí này quyết định đội chủ nhà có ghi được bàn thắng nào hay không? Phần nữa xác định tỷ số trận đấu nhiều hay ít.

vi-tri-trong-bong-da
Các vị trí trong bóng đá chuyên nghiệp: sơ đồ, nhiệm vụ của từng người là gì?

Cầu thủ được các huấn luyện viên đặt ở đây chắc chắn phải có một đôi chân sút đỉnh cao. Sút bóng phải vượt trội hơn tất cả các cầu thủ khác.

Tên tiếng anh của tiền đạo là Central Forward: CF hoặc cũng có thể là FW.

Trong làng bóng đá ngày nay, 3 tiền đạo tấn công là sự đặt vị của hầu hết các huấn luyện viên. Điều này giữ thế cố định của các tiền đạo, ít khi kui về phòng ngự.

Có 4 tiền đạo với các vị trí không giống nhau:

  • Tiền đạo cắm (tiền đạo trung tâm):

Tiền đạo cắm có kí hiệu là CF, tiếng anh đọc là Centre Forward. Đây là người duy nhất sẽ ghi bàn thắng cho đội nhà. Tuy nhiên, người đó phải đảm bảo các tiêu chí sau:

Tiền đạo cắm là người có thể lực tốt, cao to và sức chiến dai. Bởi vì những cuộc tranh bóng với hậu vệ của đội bạn sẽ làm tiền đạo cắm chịu lực rất nhiều.

Bên cạnh đó, đó phải là cầu thủ có pha dứt điểm đỉnh cao. Biết tạo ra địa thế cho đồng đội tiến công ghi bàn.

  • Tiền đạo thường

Tiền đạo thường bắt nguồn từ tiền đạo trung tâm. Thông thường, tiền đạo thường có 2- 3 cầu thủ. So với tiền đạo trung tâm, tiền đạo thường di chuyển khá nhiều, có sự linh động hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tiền đạo thường còn có khả năng rút về để tìm bóng nếu cần thiết.

  • Tiền đạo thứ hai

Tên gọi khác của càu thủ này là “tiền đạo hộ công” (CF).

Cầu thủ này có nhiệm vụ phát triển thế tấn công, kết hợp với tiền đạo trung tâm tấn công đối thủ.

Ở vị trí này, tiền đạo thứ hai bên cạnh nhiệm vụ ghi bàn, cần biết cách lừa bóng chuyên nghiệp, di chuyển bóng cho tiền đạo trung tâm.

Một tay săn bóng không phải dạng vừa, đa chức năng như vậy chứng tỏ phải có sự linh hoạt vượt trội.

  • Tiền đạo cánh

Chắc chắn nhiều anh em đã không còn xa lạ gì với vị trí của tiền đạo cánh.

Được bố trí hai đường biên và tấn công đội bạn tới tấp. Vị trí này đòi hỏi cầu thủ đó phải nhanh nhẹn và có khả năng rê bóng hoàn hảo. Thể lực thôi chưa đủ, họ phải là người thông minh trong lối chuyền bóng cho đồng đội. Bên cạnh việc ghi bàn ở cự li gần, tiền đạo cánh cần có con mắt quan sát chuẩn xác.

Huấn luyện viên sẻ chỉ chọn cầu thủ nào có kỹ năng lừa bóng đỉnh nhất để đặt vào vị trí này.

II. Các thuật ngữ cơ bản trong bóng đá cần biết

Bên cạnh việc nhận biết các vị trí trong bóng đá, Bóng Đá INFO khuyên anh em nên tìm hiểu về các thuật ngữ trong bóng đá. Từ đó, anh em không bỡ ngỡ khi được hỏi đến.

1. Huấn luyện viên-coach:

huan-luyen-vien-Pack-Hang-seo
Huấn luyện viên đứng sau thành công của đội tuyển Việt Nam- Pack Hang Seo

Đây là người phụ trách tất tần tật những hoạt động của đội tuyển kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, thành tích mà đội bóng đó đạt được cũng nằm trong tầm nắm của người huấn luyện viên. Từ việc chọn cầu thủ, đào tạo và xuất binh,...đều là quyết định từ người này.

Bóng đá Việt Nam tạo nên một kì tích lừng lẫy là nhờ huấn luyện viên Park Hang Seo.

2. Đội trưởng – Captain:

Đây là người được gọi với tên khác là thủ quân. Trong một trận đấu, dưới sự giám sát của huấn luyện viên, đội trưởng là người sẽ điều hành mọi hoạt động đá trên sân. Người đội trưởng có quyền tung xu chọn sân thi đấu.

3. Trọng tài – Referee:

Đây là người có quyền lực trong trận đấu. Tất cả mọi luật thi đấu đều được trọng tài nắm chắc và thực hiện khách quan, công bằng. Tất cả mọi phán quyết của trọng tài đều có hiệu lực tuyệt đối.

Hi vọng với những chia sẻ về các vị trí trong bóng đá đầy tâm huyết của  sẽ giúp anh em thêm sự hiểu biết về bóng đá. Hãy nắm bắt thật vững để trở thành người hâm mộ chính chuẩn của làng bóng nhé!

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ:

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2