Bóng đá cùng lịch sử ra đời của môn thể thao vua luôn là đề tài được giới mộ điệu quan tâm tranh luận. Có những câu hỏi tưởng chừng vu vơ nhưng đằng sau là một câu chuyện lịch sử đầy thú vị. Ngày hôm nay, sẽ cùng bạn giải đáp một câu hỏi “vu vơ” như thế: Có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức trong một trận đấu?
Có lẽ ai cũng biết bóng đá là môn thể thao 11 người. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao một đội hình ra sân trong đội bóng đá lại là 11 người, mà không phải là 12, 13 hay là 15. Tại sao nhất định phải là con số 11.
Đến đây thì câu chuyện dần trở nên phức tạp và ở phần này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc căn nguyên của con số 11 trong bóng đá.
Từ lâu Anh quốc được xem là quê hương của bóng đá nhưng thực chất, môn thể thao vua đã có xuất xứ từ rất lâu với phiên bản cổ xưa nhất được gọi là xúc cúc. Môn thể thao này được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước công nguyên dưới thời nhà Hán.
Ban đầu, xúc cúc được chơi như một bài tập rèn luyện sức khỏe của quân đội nhà Hán nhưng cách chơi cùng quả bóng bằng da thời ấy có những nét tương đồng với bóng đá hiện đại ngày nay.
Sau đó một số phiên bản bóng đá sơ khai bắt đầu có mặt tại một số quốc gia khác như Kemari ở Nhật Bản, Harpastum ở La Mã và Episkyros ở Hy Lạp. Hay gần đây nhất là bộ môn Calcio Fiorentino (hay còn gọi là Calcio Storico) ở Ý.
Tuy nhiên tất cả các phiên bản bóng đá sơ khai đều không có quy định cụ thể về việc có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức trên sân. Các trận đấu ở các quốc gia khác nhau cũng diễn ra với số lượng cầu thủ không nhất quán, thậm chí không có quy định rõ ràng.
Bắt đầu đến giữa thế kỷ XIX, bóng đá được phổ biến ở một số trường học trên nước Anh, đội bóng đá đầu tiên được thành lập có tên gọi là “The Football Club” tại Scotland vào năm 1824.
Đến năm 1848, bộ luật bóng đá hiện đại cổ xưa nhất được ban hành sau một cuộc họp mặt của các trường đại học ở Anh quốc. Mục tiêu là thống nhất về các điều luật, quy định, cách thức chơi bóng cho các trường đại học trên toàn vương quốc Anh (bao gồm Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland).
Thế nhưng vào thời điểm này, những người làm luật tại xứ sở sương mù vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể về việc có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức trên sân. Phải đến năm 1870, sự thay đổi lớn nhất mới được diễn ra khi FA đồng ý các quy định mới cho rằng: bóng đá chỉ nên có 1 thủ môn ở một vị trí cố định.
Đi kèm với đó là việc quyết định số lượng cầu thủ trên sân phải là 11. Nhưng tại sao con số cụ thể là 11 người vẫn không được trả lời một cách chính xác, rõ ràng.
Con số 11 có thể đã được chọn lựa và ổn định dựa trên một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên, không gian chơi bóng trên sân (với chiều dài 90-110m, chiều rộng 64-75m) là đủ lớn, cũng như không quá chật chội để cho 22 cầu thủ có thể di chuyển và phối hợp một cách hiệu quả.
Thứ hai, con số 11 cung cấp một sự cân bằng hợp lý giữa khả năng tấn công và phòng ngự. Với một số lượng cầu thủ như vậy, đội bóng có thể tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc, cũng như tổ chức các pha tấn công nguy hiểm.
Thứ ba, các nhà quản lý của bóng đá muốn môn thể thao của họ có độ phổ biến ngang bằng hoặc thậm chí hơn bộ môn nổi tiếng nhất thời điểm đó, Cricket. Vì vậy họ đã sao chép số lượng 11 cầu thủ vào bóng đá.
Lẽ dĩ nhiên là cricket và bóng đá thậm chí còn chẳng giống nhau nhưng khi đó, các trận bóng đá thường được diễn ra trên sân cricket vì chỉ có sân cricket là nơi có không gian đủ rộng phù hợp với trò chơi mới này.
Đặc biệt hơn, có những vận động viên của nhiều đội bóng ngày đó vừa thi đấu cricket, vừa thi đấu bóng đá ở các mùa giải khác nhau. Nhiều đội cricket cũng thành lập nên các đội bóng đá như một cách để giữ thể lực vào mùa hè.
Do đó ở vào thời điểm cricket là bộ môn phổ biến nhất thế giới, đã có nhiều cầu thủ từng chơi cho cả đội tuyển bóng đá Anh và cricket. Vì thế, con số 11 người trong bóng đá hẳn không phải là một quy định ngẫu nhiên.
Một số nguồn tin cho rằng, việc có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức là 11 là do những người đứng đầu các hiệp hội, muốn có số lượng cầu thủ cho phép các câu lạc bộ chi ít tiền nhất có thể cho các đồng phục thi đấu và in số áo.
Bạn có biết đã bao lâu trước khi người ta bắt đầu đặt tên và số áo trên đồng phục thi đấu bóng đá không? Đó là từ rất lâu, trong thời kỳ thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ thể là năm 1928, khi hội đồng quản trị của câu lạc bộ Arsenal đã quyết định cầu thủ của họ cần phải có số áo trên lưng để nhận biết và phân biệt ai là ai trên sân.
Đề xuất này sau đó được chuẩn hóa trên toàn thế giới, nhưng không hoàn toàn giống như ngày nay. Ban đầu, hai đội bóng khác nhau sẽ mặc các số áo khác nhau trên sân, tức là đội chủ nhà sẽ mặc áo từ số 1 đến 11, trong khi đội khách sẽ mặc số áo từ 12 đến 22. Quy định này được áp dụng vào những năm 1930.
Sau đó, quy định tiếp tục được điều chỉnh. Đến năm 1993, lần đầu tiên cho phép các cầu thủ có thể chọn bất kỳ số áo nào, miễn là số đó không vượt quá số cầu thủ trong đội hình. Cũng trong khoảng thời gian này, tên của các cầu thủ bắt đầu được in trên áo.
Như vậy dõi theo dòng lịch sử, về mặt lý thuyết, quy định về việc mỗi đội hình thi đấu chính thức chỉ có 11 cầu thủ không được giải thích rõ ràng. Thế nhưng với người hâm mộ, việc có hay không đáp án chính xác cũng chẳng thể làm ảnh hưởng đến tình yêu ta dành cho bóng đá. Bởi đơn giản, chúng ta - những cổ động viên - cũng là một cầu thủ trên sân, là cầu thủ thứ 12 luôn sát cánh cổ vũ cùng đội bóng thân yêu.
Lời kết
Trên đây là những lý do vì sao đáp án cho câu hỏi có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức trong bóng đá là 11, mà không phải là 10, 15 hay 20. Hi vọng những kiến thức thú vị trong chủ đề lần này của tạp chí sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi tưởng chừng như hiển nhiên này. Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết lần này, cảm ơn và xin hẹn gặp lại trên các nền tảng của BONGDAINFO.
Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: