Cùng điểm qua những cột mốc quan trọng theo dòng lịch sử ra đời cúp C1 và hành trình thống trị châu Âu gần 7 thập kỷ đã qua.
Cúp C1 hay còn được biết đến với tên gọi UEFA Champions League được xem là giải đấu hàng đầu châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, là nơi quy tụ gần như những câu lạc bộ mạnh nhất lục địa già, những ngôi sao kiệt xuất nhất đến từ năm châu.
Giống như bất kỳ một giải bóng đá nào, cúp C1 cũng có cho mình lịch sử riêng của nó và chứa đựng rất nhiều những thú vị. Trong bài viết này, hãy cùng BONGDAINFO điểm qua lịch sử ra đời của đấu trường danh giá này và cái cách cúp C1 chiếm trọn con tim của mọi tín đồ yêu bóng đá.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cúp C1 là gì? Theo đó, Cúp C1 từ khi ra đời vào năm 1955 có tên đầy đủ là European Cup. Đến mùa giải 1992/93, giải đấu chính thức được mang tên UEFA Champions League như chúng ta biết đến ngày nay.
Ban đầu, cúp C1 được hiểu đúng nghĩa trong tiếng Việt là cúp các nhà vô địch châu Âu cấp CLB. Nghĩa là trước năm 1992, chỉ những đội bóng vô địch quốc gia của các liên đoàn thành viên UEFA mới được tham dự.
Nhưng kể từ khi đổi tên thành UEFA Champions League, UEFA đã quyết định mở rộng thêm đối tượng tham dự giải đấu. Không chỉ các nhà vô địch, các đội bóng top đầu của mỗi liên đoàn đều có cơ hội được tham gia.
Ở thời điểm hiện tại, 5 giải bóng đá hàng đầu châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý và Pháp có đến 4 đại diện góp mặt. Ngoài ra, còn có 2 tấm vé đặc cách cho những nhà đương kim vô địch UEFA Champions League và UEFA Europa League mùa giải trước.
Nhắc về lịch sử ra đời cúp C1, giải đấu được ra đời trước UEFA EURO khoảng nửa thập kỷ và ở cấp độ CLB, đây được xem là đấu trường lớn nhất hành tinh, dù rằng chỉ diễn ra tại châu Âu.
Với nhiều người, cúp C1 không khác gì World Cup phiên bản CLB, bởi gần như mọi ngôi sao lớn nhất của bóng đá đương đại đều tề tựu về đây. Chính vì lẽ đó, bên cạnh giá trị chuyên môn, bản quyền hình ảnh và giá trị thương mại của cúp C1 là gì cũng cực kỳ to lớn.
Các CLB tham dự giải đấu sẽ được chia sẻ miếng bánh thương mại béo bở mỗi mùa. Đơn cử như trường hợp của nhà ĐKVĐ Man City mùa giải 2022/23 vừa qua, họ nhận về hơn 80 triệu euro tiền thưởng. Một con số khủng khiếp.
Khi tìm hiểu về lịch sử ra đời cúp C1, ngay từ thời điểm thành lập, liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA đã ấn định thời gian tổ chức hàng năm của giải đấu là từ khoảng thứ 8 đến tháng 5 năm sau.
Hiện tại, UEFA Champions League bao gồm các vòng sơ loại, play-off và giai đoạn vòng bảng. Có tổng cộng 32 đội bóng tham gia tranh tài và phiên bản Champions League 2023/24 năm nay cũng là lần cuối cúp C1 diễn ra theo thể thức cũ.
Cụ thể, từ mùa giải sang năm 2024/25, UEFA sẽ tiếp tục mở rộng số lượng CLB tham dự cúp C1 lên thành 36. Giai đoạn vòng đấu bảng, chia 8 bảng như thường lệ bị hủy bỏ. Thay vào đó, cả 36 CLB sẽ thi đấu theo thể thức Thụy Sĩ và tìm ra 16 cái tên xuất sắc nhất bước vào vòng 1/8.
Điều này hứa hẹn mang đến nhiều cuộc đại chiến đỉnh cao giữa những gã khổng lồ ngay từ thời điểm mở màn. Và để không phải bỏ lỡ những màn so tài siêu kinh điển tại cúp C1, các bạn hãy lưu lại ngay địa chỉ BongDa INFO – nền tảng trực tiếp bóng đá cúp C1 miễn phí, bình luận tiếng Việt, cùng những bài viết nhận định soi kèo, cập nhật , lịch thi đấu, bảng xếp hạng, video xem lại,…
Đến đây thì chắc hẳn mọi người đã hiểu được cúp C1 là gì. Phần tiếp theo, hãy theo chân Bóng Đá INFO tìm hiểu về lịch sử ra đời cúp C1.
Như đã nói, cúp C1 ban đầu có tên gọi là European Cup, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1955. Và người được xem là “cha đẻ” khai sinh ra giải đấu số 1 châu Âu là Gabrief Hanot, một nhà báo của tạp chí L’Equipe (nước Pháp).
Cũng giống như UEFA EURO (dành cho các ĐTQG châu Âu), ý tưởng tổ chức giải đấu dành cho những câu lạc bộ mạnh nhất lục địa già đã được nung nấu từ những năm 1920, nhưng mãi đến năm 1955, ý tưởng này mới được hiện thực hóa.
Sở dĩ mất hơn 3 thập kỷ để cúp C1 được khai sinh là vì giai đoạn những năm 20,30; giải đấu vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều liên đoàn bóng đá thành viên, đặc biệt là nước Anh, cái nôi của bóng đá hiện đại.
Nhưng bước ngoặt đã đến trong năm 1955, thời điểm đó, CLB Wolverhampton Wanderers (nhà ĐKVĐ của nước Anh ) đã đi tiên phong trong việc tổ chức các trận giao hữu. Đối thủ của họ là Spartak Moscow (ĐKVĐ nước Nga) và Honved (ĐKVĐ Hungary) với huyền thoại Ferenc Puskas trong đội hình.
2 trận đấu diễn ra vô cùng hấp dẫn và cho thấy công tác tổ chức rất thành công của BLĐ Wolves. Điều này đã thôi thúc tờ báo thể thao đầy uy tín của nước Pháp, L'Equipe (đứng đầu là Gabrief Hanot) quyết định mời gọi 18 nhà vô địch trên khắp châu Âu về họp tại Paris để bàn về việc tổ chức giải đấu.
16/18 CLB đã đồng ý, trong đó có cả Chelsea, đội bóng khi đó vừa xuất sắc giành chức VĐQG Anh sau Wolves. Cuối cùng, cuộc họp đã đi đến sự đồng thuận, giải đấu sẽ diễn ra theo hình thức loại trực tiếp 2 lượt đi và về. Nhưng UEFA yêu cầu những CLB tham gia phải có được sự chấp thuận của liên đoàn bóng đá nước mình.
Và FA (liên đoàn bóng đá Anh) với sự bảo thủ cho rằng, việc Chelsea - đội vô địch thi đấu tại một giải đấu bên ngoài nước Anh sẽ làm ảnh hưởng đến vị thế của giải quốc nội, do đó Chelsea đã bị FA cấm tham dự cúp C1 trong năm đầu tiên đó.
Hẳn sau này, FA đã phải hối hận với quyết định vô cùng sai lầm của mình. Các CLB tham gia vào cúp C1 đều đã giúp đất nước mình nâng cao vị thế, cùng với đó là những khoản tiền thưởng kếch xù cùng việc được quảng bá rộng rãi khắp châu Âu.
Vâng, nói về lịch sử ra đời cúp C1 thì trước tiên phải nói về chiến tích vô địch vĩ đại liên tiếp trong 5 mùa bóng đầu tiên từ 1955/56 đến 60 của CLB hoàng gia Real Madrid.
Không những thế, Los Blancos còn có 2 lần khác lọt vào trận đấu cuối cùng. Và đấy chính là nguyên nhân Real Madrid được FIFA công nhận là đội bóng số 1 thế giới ở thế kỷ 20.
Ngày ấy, trong đội hình Real Madrid gồm toàn những hảo thủ như Ferenc Puskas, Gento, Raymond Kopa, và trên hết là “Mũi tên bạc” Alfredo Di Stefano - ông đã ghi bàn trong cả 5 trận chung kết cúp C1 đầu tiên ấy, từ 1956-1960!
Những bại tướng của Real trong 5 kỳ cúp C1 lần lượt là Reims (Real thắng 4-3, năm 1956), Fiorentina (2-0, năm 1957); AC Milan (3-2, năm 1958); Reims (2-0, năm 1959); và Frankfurt (7-3, năm 1960).
Và bạn biết không, CLB đầu tiên hạ bệ Real Madrid tại cúp C1 chính là đối thủ “không đội trời chung” Barcelona. Thế nhưng, Barcelona xuất sắc “quật ngã” Real nhưng lại để thua trước Benfica ở trận đấu cuối cùng mùa giải 1961. Để rồi Blaugrana phải chờ hơn 30 năm nữa để có lần đầu tiên chạm tay vào chiếc cúp danh giá này.
Giống như Real, CLB đến từ Bồ Đào Nha, Benfica tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vương ở mùa 1962, rồi đến 2 CLB thành Milan (AC và Inter) chia nhau 3 chiếc cúp tiếp theo. Đến mùa giải C1 1966, Real trở lại ngôi vô địch, đánh dấu sự thống trị tuyệt đối với 6/10 danh hiệu.
Theo dòng lịch sử ra đời cúp C1, Anh là nền bóng đá duy nhất của lục địa già có đến 6 nhà vô địch (mới nhất là Manchester City). Nhưng CLB đầu tiên mang về vinh quang cho Vương quốc Anh lại không chơi tại Ngoại hạng Anh. Đó là Celtic của Scotland.
Xét về bất cứ khía cạnh nào, việc Celtic đăng quang vào năm 1967 cũng là một bất ngờ rất lớn. Không những thế, đấy còn là cột mốc đánh dấu cán cân quyền lực bóng đá châu Âu bắt đầu có sự thay đổi. Man United là CLB kế vị Celtic đem về chiếc cúp C1 tiếp theo cho người Anh.
Các đại diện xứ sở sương mù đoạt cúp C1 7/8 mùa bóng, xen giữa là cú hattrick vô địch liên tiếp của Ajax Amsterdam và Bayern Munich. Sau hơn chục năm đầu thống trị, rút cuộc bóng đá Latin (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý) chỉ có thêm 1 lần xưng vương của Milan vào năm 1969 trong suốt giai đoạn 1967 đến 1984!
Bản đồ bóng đá đỉnh cao châu Âu tiếp tục được mở rộng với nhà vua mới đến từ Đông Âu, Steaua Bucarest (Romania) vào năm 1986. Trước đó 1 năm, lịch sử ra đời cúp C1 châu Âu chứng kiến thời điểm đau buồn nhất trong quá trình hình thành của mình.
Từ khi khai sinh, Cúp C1 mang đến thành công không phải bàn cãi, nhưng ký ức về trận chung kết Cup C1 mùa bóng 1984-1985 mãi là vết đen trong lịch sử giải đấu.
Ở trận chung kết trên SVĐ Heysel giữa Juventus và Liverpool, các hooligan quá khích của nước Anh tấn công các tifosi Italy, đẩy họ về phía bức tường ở một góc khán đài.
Và khi bức tường này sụp đổ, thời khắc đen tối nhất trong lịch sử cúp C1 đã diễn ra. 39 người chết cùng 376 người bị thương, các CLB Anh sau đó bị loại khỏi các Cup châu Âu trong 5 năm, riêng Liverpool là 6 năm.
Một nỗi buồn khác cũng liên quan đến cúp C1 nhưng đơn thuần hơn về mặt thể thao. Đó là scandal “mua chuộc” của nhà vô địch năm 1993 - Marseille.
Ngay sau khi đăng quang cúp C1 lần đầu tiên cho nước Pháp, CLB thành phố cảng bị phát hiện có hành vi mua độ tại tại giải quốc nội. Marseille bị tước chức VĐQG Ligue 1 và phải xuống hạng 2 thi đấu. Và dù chiếc cúp C1 của họ không bị UEFA tước, nhưng giá trị của nó luôn bị hoài nghi, và khiến uy tín của giải đấu phần nào suy giảm.
Nếu như Real là đội vô địch cúp C1 mùa đầu tiên 1955/56, thú vị thay, Barcelona là đội cuối cùng nâng cao chiếc cúp này (mùa bóng 1991/92) trước khi kỷ nguyên Champions League mở ra kể từ mùa 1992/93.
Thêm một điều kỳ lạ là khi giải đấu được đổi tên thành UEFA Champions League, cũng chỉ có Real là đội duy nhất phá vỡ thành công lời nguyền nhà vô địch, khi đăng quang 3 lần lần liên tiếp vào các năm 2016, 2017 và 2018.
Trước đó, cả 24 CLB (kể cả Real) đều thất bại trong việc bảo vệ ngôi vương – trái ngược hoàn toàn với tình trạng trước đó trong 25 năm đầu tiên của cúp C1.
Cụ thể từ năm 1956 đến 1990, có tới 8 đội bóng giành được hai chiếc cúp tai voi liên tiếp hoặc nhiều hơn. Bao gồm Real (5 lần: 1956 đến 1960), Benfica (2 lần: 1961 và 1962), Inter (2 lần: 1964 và 1965), Ajax (3 lần : 1971-73), Bayern (3 lần : 1974-1976), Liverpool (2 lần: 1977 và 1978), Nottingham Forest (2 lần: 1979 và 1980), Milan (2 lần: 1989 và 1990).
Điều đó được giải thích phần nào bởi giờ đây, Champions League chứng kiến nhiều CLB mạnh hơn, các đội bóng cũng phải thi đấu nhiều trận đấu hơn.
Trở lại 2 thập niên đầu tiên của cúp C1, sự dễ dàng hơn cho các CLB lên ngôi vô địch là điều không thể phủ nhận, với minh chứng rõ nhất là PSV mùa 1988.
Đội bóng dưới sự dẫn dắt của Guus Hiddink khi đó chỉ phải đó 9 trận (thay vì 13 như hiện tại). Trong đó họ chỉ thắng có 3 và không thắng trận nào kể từ vòng tứ kết. Họ lần lượt loại Bordeaux và Real chỉ nhờ luật bàn thắng sân khách sau cả bốn trận đều hòa, trước khi giành chiến thắng trước Benfica ở loạt sút luân lưu tại trận đấu cuối cùng.
Ngược lại giờ đây, Champions League bao gồm một vòng đấu bảng và vòng knock out. Số trận tăng lên và số trận đại chiến diễn ra với mật độ dày đặc.
Thêm vào đó, 5 giải VĐQG hàng đầu của châu Âu đều có 3-4 đại diện tham dự, nghĩa là về cơ bản, để lên ngôi vô địch, các CLB phải vượt qua nhiều chướng ngại hơn so với thể thức loại trực tiếp cả giải của Cup C1 trước kia.
Đó là lý do vì sao trong kỷ nguyên UEFA Champions League, chỉ có ba đội vào chung kết được đánh giá là hiện tượng bất ngờ. Đó là Porto và Monaco tại mùa 2004, và Bayer Leverkusen của mùa 2002.
Vẫn còn rất nhiều tranh cãi khi cúp C1 được đổi tên thành Champions League và những thay đổi trong thể lệ thi đấu. Nhưng một điều chắc chắn là việc vô địch giải đấu đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Vậy để tương xứng với sự nỗ lực và phẩm chất xuất sắc của những nhà vô địch châu Âu, chiếc cúp tai voi, biểu tượng sức mạnh của giải đấu được thiết kế như thế nào?
Cúp tai voi cao 74cm, trọng lượng 8kg và giá trị khoảng 200 ngàn franc (tương đương hơn 4,5 tỷ đồng), là phiên bản thứ 6 trong lịch sử ra đời cúp C1. Mặc dù giá trị của nó không thể so sánh với số tiền thưởng, nhưng những nhà vô địch cúp C1 không được phép giữ chiếc cúp vĩnh viễn.
Trước kia, bất kỳ CLB nào đoạt cúp C1 5 lần hoặc 3 năm liên tiếp sẽ được trao chiếc cúp vĩnh viễn. Đến thời điểm này, chỉ có 5 đội bóng đã đạt được thành tích này là Real Madrid, AC Milan, Liverpool, Bayern Munich và Ajax Amsterdam.
Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã quyết định giữ lại phiên bản mới nhất của chiếc cúp. Đội vô địch chỉ được nhận bản sao nhỏ hơn của cúp tai voi, cùng với 20 tấm huy chương vàng. Tuy nhiên, họ được quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng 1 năm trước khi trả lại cho UEFA 1 tháng trước khi trận chung kết mùa sau diễn ra.
Cùng với điều kiện phải bảo đảm tính nguyên vẹn (nếu hỏng sẽ bị phạt nặng). Còn nhớ ở mùa 2011/12, các cầu thủ Chelsea trong lúc ăn mừng chức vô địch không may làm hỏng chiếc cúp. Khi đó, The Blues đã bị phạt khá nặng.
Theo quy định của UEFA, mỗi CLB góp mặt tại vòng bảng cúp C1 đều nhận tiền thưởng cố định là 15,2 triệu euro. Với mỗi chiến thắng được cộng thêm 2,7 triệu euro và nếu hòa là 900 ngàn euro.
CLB lọt vào vòng 16 đội nhận thêm 9,5 triệu euro, tứ kết là 10,5 triệu, bán kết là 12. Tại trận chung kết, á quân nhận 15 triệu euro, còn nhà vô địch nhận thêm 19 triệu euro.
Như đã đề cập, Man City là đội xuất sắc lên ngôi Champions League mùa giải năm ngoái 2022/23. Tổng số tiền họ nhận được là 80,6 triệu euro.
Đội vô địch C1/Champions League nhiều nhất – Real Madrid – 14 lần
Giải đấu vô địch nhiều nhất – La Liga (Tây Ban Nha) – 19 lần (Real:14, Barca:5)
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất – Ronaldo – 140 bàn
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong 1 mùa giải – Ronaldo – 17 bàn thắng
Cầu thủ vô địch nhiều nhất – Paco Gento – 6 chức vô địch (Real: 1956-1960, 1966)
HLV vô địch nhiều nhất – Carlo Ancelotti 4 lần (AC Milan: 2003, 2007 và Real: 2014, 2022)
Và đó là tất cả những gì mà bạn cần biết về lịch sử ra đời cúp C1 châu Âu, giải đấu của những siêu sao xuất sắc nhất, những màn thư hùng đỉnh cao nhất trên sân cỏ. Cùng chờ đón UEFA Champions League 2023/24 sẽ có thêm điều gì đặc biệt. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi, còn bây giờ, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!
Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: