GMT +7
Indonesian Odds

Luật công bằng tài chính là gì và "mười vạn" câu hỏi vì sao?

Kể từ khi được đưa vào áp dụng năm 2009, luật công bằng tài chính (FFP) cho đến nay vẫn là dấu hỏi lớn của người hâm mộ về định nghĩa và tầm ảnh hưởng của nó tới nền bóng đá châu Âu. Dưới đây, cùng tìm hiểu chi tiết đạo luật này.

Tại sao luật công bằng tài chính được ra đời?

tai-sao-luat-cong-bang-tai-chinh-duoc-ra-doi
Tại sao luật công bằng tài chính được ra đời?

Trong vòng 15 năm trở lại đây, không chính xác hơn là 20 năm, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi của bóng đá nhờ vào dòng tiền bất tận chảy từ túi các tỷ phú.

Khởi đầu cho trào lưu này chính là tỷ phú người Nga Roman Abramovich. Khi những đồng Rúp Nga đã giúp cho Chelsea từ một đội bóng trung bình, trở thành một thương hiệu lớn, không chỉ ở Anh mà còn vươn lên trở thành biểu tượng trên toàn thế giới.

Chính sự thành công của ông chủ The Blues đã thúc đẩy các tỷ phú trên khắp thế giới đổ tiền tấn vào bóng đá. Vào khoảng năm 2006 - 2008, một câu hỏi đã được đặt ra: liệu dòng tiền mạnh mẽ như vậy đổ vào thế giới bóng đá có thể thúc đẩy giá trị của môn thể thao này lên như bóng rổ, hay nó sẽ để lại đống tro tàn sau khi cuộc chơi của những ông chủ giàu có kết thúc.

Một ví dụ không phải đâu xa là giải vô địch bóng đá quốc gia V-League của chúng ta. Thời kỳ mà các đại gia đổ tiền tấn vào giải quốc nội đã trở thành một thời kỳ phổ biến.

Có thể kể đến một số cái tên như Sài Gòn Xuân Thành, VPBank Sài Gòn hay FLC Thanh Hóa. Đó cũng là giai đoạn mà các cầu thủ Việt Nam có thu nhập hàng trăm triệu đồng cùng phí lót tay lên đến hàng tỷ.

Tuy nhiên, sau khi những vị đại gia này hết hứng thú với bóng đá hoặc đạt được mục tiêu kinh tế của họ, họ thường bán câu lạc bộ, để lại đội bóng trong tình trạng dở khóc dở cười và cầu thủ rơi vào khó khăn.

Các chuyên gia của UEFA cũng đã dự đoán trước được kịch bản này. Vì vậy, họ đã đưa ra một điều luật quan trọng, gọi là luật công bằng tài chính, có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Financial Fair Play (viết tắt: FFP) để ngăn chặn những tình huống tồi tệ tương tự xảy ra trong bóng đá.

Luật công bằng tài chính là gì?

luat-cong-bang-tai-chinh-la-gi
Luật công bằng tài chính là gì?

FFP đề cập đến một tập hợp các quy định và biện pháp kiểm soát tài chính, được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý như Liên đoàn Bóng đá Châu Âu UEFA.

Mục đích chính của luật công bằng tài chính trong bóng đá là đảm bảo các câu lạc bộ hoạt động ổn định, tránh tình trạng sử dụng tiền quá nhiều dẫn đến nợ nần. Vì vậy, FFP can thiệp và giám sát những phạm trù liên quan đến tình hình tài chính của các câu lạc bộ.

Để ngăn chặn các câu lạc bộ tích lũy nợ quá lớn và duy trì hoạt động tài chính bền vững, luật công bằng FFP đã đặt ra những tiêu chí và mức chi tiêu tối đa cụ thể đối với chi phí của câu lạc bộ và tiền lương của cầu thủ.

Cách luật công bằng tài chính hoạt động

Để minh họa cho điều luật FFP, hãy xem xét một ví dụ về một câu lạc bộ bóng đá giả định, gọi là câu lạc bộ A.

Điều kiện đầu tiên là câu lạc bộ A phải tuân thủ các quy định của luật công bằng tài chính. Câu lạc bộ A phải đảm bảo rằng chi phí của họ phù hợp với doanh thu. Ngoài ra, câu lạc bộ cũng không được phép thua lỗ quá mức trong khoảng thời gian giám sát, thường là 3 năm.

Câu lạc bộ A cần nộp báo cáo tài chính định kỳ và trải qua quá trình giám sát để chứng minh việc tuân thủ công bằng tài chính.

Giả sử doanh thu của câu lạc bộ A từ các nguồn như bán vé, quyền phát sóng, hợp đồng tài trợ và bán áo đấu là 50 triệu Euro trong một mùa giải nhất định.

Khi đó, quy định của luật công bằng tài chính có thể hạn chế chi phí của câu lạc bộ A, mức tối đa là 35 triệu Euro trong mùa giải tiếp theo. Tức là, chi phí của câu lạc bộ không vượt quá 70% doanh thu.

Điều này có nghĩa là câu lạc bộ A phải quản lý cẩn thận các chi phí, bao gồm tiền lương cầu thủ, chi phí chuyển nhượng…. Điều này đảm bảo rằng họ duy trì trong giới hạn chi phí cho phép.

cach-luat-cong-bang-tai-chinh-hoat-dong
Cách luật công bằng tài chính hoạt động

Nếu không tuân thủ quy định của luật FFP, câu lạc bộ A có thể bị áp đặt hình phạt như:

- Phạt tiền

- Trừ điểm

- Cấm chuyển nhượng

- Hạn chế số lượng cầu thủ đăng ký

- Cấm tham gia các giải đấu châu Âu…

Gần đây, Juventus đã phải chịu hình phạt khi liên quan đến rắc rối tài chính, họ đã bị trừ 10 điểm và mất suất tham dự Cúp Châu Âu mùa giải 2023/24 vì vi phạm.

Những ảnh hưởng tích cực của luật FFP

Tuân thủ luật công bằng tài chính có thể giúp câu lạc bộ phát triển chiến lược tài chính dài hạn, tập trung vào việc phát triển cầu thủ thông qua học viện đào tạo trẻ của mình, tìm kiếm hợp đồng cho mượn hoặc đa dạng hóa nguồn thu nhập.

FFP được ra đời với lý do tiên quyết là ngăn chặn sự bất ổn tài chính ở các CLB châu Âu. Khi công bố luật này, cựu Chủ tịch của UEFA, Michel Platini đã cho biết, 50% các câu lạc bộ đang gặp khó khăn về tài chính, và xu hướng này ngày càng gia tăng.

Ông nói: "Chúng ta cần phải ngăn chặn vòng xoáy đi xuống này. Họ đã tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được trong quá khứ và vẫn chưa trả nợ. Chúng tôi không định dùng luật mới để làm tổn hại vị thế của các câu lạc bộ. Ngược lại, chúng tôi muốn giúp họ trong dài hạn."

nhung-anh-huong-tich-cuc-cua-luat-ffp
Những ảnh hưởng tích cực của luật FFP

Theo thông báo của Chủ tịch Platini, mục tiêu của luật công bằng tài chính là ngăn chặn một số rủi ro. Bao gồm:

Đầu tiên, là rủi ro về tình hình tài chính không ổn định. Trước khi thực hiện luật này, nhiều câu lạc bộ bóng đá đã đối diện với khó khăn nghiêm trọng liên quan đến tài chính, đối mặt với nợ nần. Tình hình này không chỉ đe dọa bản thân các câu lạc bộ, mà còn tác động đến toàn bộ nền bóng đá, làm mất đi tính cạnh tranh.

Thứ hai, những câu lạc bộ tham gia giải đấu ở châu Âu phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của FFP. Điều này giúp tránh tình trạng một số đội bóng sử dụng nguồn vốn khổng lồ từ ông chủ để chi tiêu quá mức trong công tác chuyển nhượng và nổ bom tấn liên tục như cách “FC Máy xúc” Chelsea đã làm ở 2 kỳ chuyển nhượng vừa qua.

Sự không cân bằng này có thể khiến tính cạnh tranh trong môn thể thao này bị méo mó, thay vì là cạnh tranh thể thao, sẽ trở thành cạnh tranh nguồn vốn.

Cuối cùng, một khía cạnh khác là việc chi tiêu không bền vững. Một số câu lạc bộ đã chi tiêu vượt quá khả năng của họ, thậm chí tạo ra chiến lược đầu tư mạo hiểm. Một phần lớn tài sản của họ đều được tạo ra từ vốn vay, thường là ngắn hạn. Trong trường hợp đội bóng không đạt được thành tích tốt trong thời gian ngắn, họ có thể đối mặt với tình thế phá sản. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến câu lạc bộ mà còn cả các cầu thủ. Do đó, UEFA muốn bảo vệ cả các câu lạc bộ và cầu thủ khỏi những tình hình này.

Những ý kiến trái chiều về luật FFP

nhung-y-kien-trai-chieu-ve-luat-cong-bang-tai-chinh
Những ý kiến trái chiều về luật công bằng tài chính

Có thể nói, dựa trên định nghĩa luật công bằng tài chính là gì? Việc chi tiêu chỉ được chiếm 70% doanh thu của các câu lạc bộ sẽ khiến các đội bóng không dám vung tay quá trán, hạn chế tình trạng thua lỗ.

Thế nhưng, bản thân của luật FFP, dù đến với bóng đá thế giới với một ý nghĩa tuyệt vời, nhưng từ ý tưởng đến hành động thực tế, có vẻ vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Một bộ luật công bằng dẫu có hoàn hảo tới đâu vẫn tồn tại những điểm hạn chế chết người, và một trong những chỉ trích nặng nề hướng về đạo luật này chính là: nó quá hạn chế và mang tính phản cạnh tranh. Điều này đi ngược lại với những thông cáo ban đầu của UEFA.

  • Cản trở sự phát triển của những CLB nhỏ giàu tham vọng

Các chuyên gia thể thao cho rằng đối với các câu lạc bộ có kế hoạch đầu tư đầy tham vọng, được sở hữu bởi những ông chủ giàu có, việc đặt một hạn ngạch trong chi tiêu sẽ cản trở việc thu hút những tài năng hàng đầu.

Ngoài ra, các ông chủ mới khi tiếp quản còn cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Số tiền trên không chỉ dành riêng cho vấn đề chuyển nhượng. Họ cho rằng các câu lạc bộ nên có quyền tự do chi tiêu các nguồn lực của mình khi họ thấy phù hợp, miễn là CLB đó không rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Lấy một ví dụ chính là Newcastle. Dưới thời Eddie Howe, chích chòe vùng đông bắc cũng đã thi đấu rất tốt, dù bỏ ra không quá nhiều tiền như dự kiến. Họ cũng đã bắt đầu có những bom tấn như Sandro Tonali chẳng hạn.

Tuy vậy, trong một buổi phỏng vấn trước thềm mùa giải 2023/24, đích thân cựu huấn luyện viên của Bournemouth đã chia sẻ rằng Newcastle đã hết ngân quỹ chuyển nhượng, chỉ bởi vì luật công bằng tài chính trong bóng đá.

han-che-luat-cong-bang-tai-chinh
"Đại gia" Newcastle cũng bị FFP siết chặt trong việc mang về những bom tấn

  • Nới rộng hơn cách biệt giàu nghèo giữa các đội bóng

Thậm chí kể cả khi đội chủ sân St James’ Park đã được tham dự Champions League, họ vẫn không được chi quá đậm. Do sổ sách sẽ được Liên đoàn bóng đá châu Âu ba năm mới xét một lần.

Và thế là, giới quan chức cấp cao của Chích chòe cho rằng, quy định công bằng tài chính chỉ là một cú lừa.

Đội nào giàu sẵn (như Real, MU, Bayern Munich…) thì sẽ ngày càng giàu hơn bởi họ sở hữu nguồn lực và giá trị thương hiệu lớn hơn. Còn những đội nhỏ hơn (như Newcastle, Aston Villa,…) dù có tham vọng muốn thách thức các đội bóng lớn, sẽ hoàn toàn bị giam cầm trong chiếc lồng sắt mang tên luật công bằng tài chính.

Ngoài ra, những nhà sáng tạo ra điều luật này được cho là đang có một cách tiếp cận chưa hoàn toàn chính xác. Ví dụ, một câu lạc bộ thi đấu ở giải bóng đá ít sinh lợi hơn về mặt tài chính có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định, dẫn đến sự mất cân bằng hơn trong các giải đấu và cản trở khả năng thu hút các nhà đầu tư.

  • Sự minh bạch không rõ ràng

han-che-cua-luat-cong-bang-tai-chinh-trong-bong-da
Luật công bằng tài chính là gì với những Chelsea hay Man City

Vấn đề cuối cùng chính là người ta nghi ngờ về sự minh bạch của các câu lạc bộ. Cần biết rằng những gì chúng ta đã nói trước đó về doanh thu, chi phí, cơ cấu nguồn vốn, hay cơ cấu nợ - tất cả những thông số trên đều được lấy từ bảng báo cáo tài chính.

Mà báo cáo tài chính là thứ rất dễ để người ta chỉnh sửa số liệu sao cho đẹp nhất có thể. Các công ty kiểm toán hàng đầu vẫn có khả năng sẽ bắt tay với các câu lạc bộ để lờ đi những sai phạm trong việc định giá tài chính. Vì thế, nếu không có những đội điều tra chuyên nghiệp, rất khó có thể đưa ra kết luận rằng đội bóng đã vi phạm luật tài chính hay chưa.

Với những vấn đề kể trên, chuyên trang cập nhật Bóng Đá INFO cũng đặt câu hỏi liệu luật công bằng tài chính có thực sự giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tài chính trong bóng đá hay không? Bạn có ý kiến thế này về điều luật này, để lại comment bên dưới để cùng chúng tôi trao đổi nhé.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ:

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2