Trong mắt người Anh nói riêng và châu Âu nói chung, những thủ môn Brazil từng bị xem là “kẻ mộng du” trong khung gỗ. Nhưng lịch sử đang được viết lại bởi những thủ thành Brazil xuất sắc như Gilmar, Taffarel, Alisson hay Ederson...
Suốt nhiều thập kỷ đi tìm sự thừa nhận, rốt cuộc những người gác đền của xứ sở Samba cũng thay đổi được định kiến. Cùng tạp chí Bong Da INFO điểm lại những thủ môn đẳng cấp nhất từng đứng trong khung gỗ Selecao.
Vào năm 1908, tiền vệ người Đức Max Seeburg gia nhập Tottenham và trở thành cầu thủ nước ngoài đầu tiên chơi ở hạng đấu cao nhất bóng đá Anh.
115 năm trôi qua, người Anh đã "nhập khẩu" rất nhiều cầu thủ. Trong suốt thời gian đó, xứ sương mù luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những "lính đánh thuê" từ mọi châu lục.
Mặc dù Premier League mở rộng cánh cửa đón chào cầu thủ nước ngoài, người Anh vẫn giữ nguyên sự dè dặt, thậm chí có chút định kiến đối với các thủ môn mang quốc tịch Brazil.
Cho đến năm 2008, Heurelho Gomes mới gia nhập Tottenham và trở thành một trong những thủ môn Brazil hiếm hoi được ra sân tại xứ sở sương mù.
Thái độ coi thường của người Anh và châu Âu đối với thủ môn Brazil đã được thủ môn huyền thoại của Selecao thừa nhận. Đó là Taffarel. Ông chia sẻ:
"Ở châu Âu, tôi biết nhiều người nghĩ rằng Brazil không thể tạo ra một thủ môn đích thực. Điều này là một quan niệm sai lầm."
Trong một quốc gia nơi sinh ra những Pele, Ronaldo, Falcao, Rivellino hay Zico, người hâm mộ thường chỉ tập trung vào vị trí số 10 và cho rằng sứ mệnh của Brazil là sản sinh những nghệ sĩ sân cỏ cho bóng đá thế giới, chứ không phải là vai trò "gác đền".
Brazil chỉ cần vài thập kỷ để chứng minh họ là quốc gia số 1 thế giới về bóng đá, nhưng các thủ môn Selecao đã mất hơn nửa thế kỷ để khẳng định tài năng của họ.
Taffarel là người dẫn đầu trong cuộc đổi mới này. Có thể nói, người hùng của Selecao tại World Cup 1994 đã mở đầu cho kỷ nguyên thủ môn Brazil trên trường quốc tế.
Không có gì ngạc nhiên khi Taffarel được xem là "cha đẻ" của cộng đồng thủ môn xứ Samba. Ông đã khoác áo đội tuyển quốc gia Brazil trong 101 trận, 2 lần giành chức vô địch Copa America và một lần vô địch World Cup vào năm 1994.
Ở cấp CLB, Taffarel từng chơi tại châu Âu cho các đội bóng Parma, Reggiana và Galatasaray. Ông được coi là người mở ra cánh cửa cho các thủ thành Brazil thi đấu ở nước ngoài trong những năm 90.
Trong thời gian chơi cho Galatasaray ở Thổ Nhĩ Kỳ, Taffarel trở nên nổi tiếng với pha cản phá đỉnh cao trước cú dứt điểm của Thierry Henry trong trận chung kết UEFA Cup 2000. Sau đó, ông cùng đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ giành chiến thắng trước Real Madrid để đoạt Siêu cúp Châu Âu.
Với tầm ảnh hưởng và tài năng của mình, Taffarel rất được tôn trọng ở Brazil. Không quá khi nói rằng mỗi khi xuất hiện trong thành phần ĐTQG ở những giải đấu lớn, ông ký tặng áo cho người hâm mộ còn nhiều hơn cả Vinicius Jr hay Rodrygo.
Điều này chủ yếu xuất phát từ màn trình diễn tỏa sáng của ông ở World Cup 1994, giúp Brazil có lần thứ 4 lên ngôi vô địch thế giới.
Đến tận bây giờ, bạn đừng bất ngờ nếu thấy một cậu bé thủ môn thể hiện xuất sắc trên đường phố Brazil và được người hâm mộ hô to "Vai que é sua, Taffarel!" có nghĩa “Tiến lên, Taffarel!”
Tiếp sau Taffarel, Dida là thủ thành đã vô địch Champions League cùng Milan và được xem là "người gác đền" xuất sắc nhất thế giới.
Dida gắn bó với Rossoneri trong 10 năm, trở thành một trong những ngôi sao Selecao thành công nhất ở châu Âu. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, Dida giành được 1 Scudetto, 1 Coppa Italia và 2 danh hiệu Champions League...
Dida nổi bật khi giúp Milan đăng quang cúp C1 mùa giải 2002/03 và vô địch Serie A mùa giải ngay sau đó. Anh được các fan Milan tự hào so sánh như đối thủ xứng tầm với “người nhện” Gianluigi Buffon bên phía Juventus.
Còn trong màu áo ĐTQG Brazil, Dida là người tiếp quản vị trí số 1 trong khung gỗ đội bóng vàng xanh ngay sau chiến dịch vô địch World Cup 2022 và có tổng cộng 91 lần ra sân cho Selecao giai đoạn từ 1995 tới 2006.
Ngoài cúp vàng thế giới 2002 (bắt dự bị cho Marcos), Dida còn là thành viên ĐTQG Brazil lên ngôi tại Copa America năm 1999 và Confed Cup vào các mùa 1997 & 2005.
Sau Taffarel và Dida, châu Âu dần dần thừa nhận rằng người Brazil có thể tạo ra những thủ môn xuất sắc, tuy nhiên Premier League vẫn còn giữ định kiến.
Heurelho Gomes chia sẻ, khi rời Brazil, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gia nhập một đội bóng Premier League. "Tôi và Dida rời quê nhà cùng lúc. Chúng tôi hứa với nhau sẽ đến châu Âu, và tôi đã chọn PSV."
Tuy nhiên, chứng kiến Gomes tỏa sáng cùng PSV với 4 danh hiệu lớn, HLV trưởng của Tottenham thời đó, ông Harry Redknapp, đã phá vỡ định kiến về thủ môn Brazil để mang anh về với đội chủ sân White Hart Lane.
Gomes có thể được coi là thủ môn người Brazil tiên phong trong việc thay đổi quan điểm của người Anh. Và anh đã thành công. Sau Gomes, Julio Cesar là thủ thành Brazil nổi tiếng tiếp theo từng thi đấu tại Premier League.
Julio Cesar từng khoác áo CLB Queens Park Rangers trong giai đoạn 2012-2014, nhưng thời kỳ đỉnh cao của anh là khi thi đấu tại Serie A, nơi mà người gác đền xứ sở Samba giúp CLB Inter Milan giành cú ăn ba "thần thánh" trong mùa giải 2010.
Với thể hình, thể lực, khả năng phản xạ và chọn vị trí, Cesar thậm chí còn có nhiều thành công hơn cả Dida và Claudio Taffarel khi thi đấu tại châu Âu.
Cesar cùng Inter Milan giành 5 Serie A, 3 Coppa Italia và 1 Champions League trong 7 năm gắn bó. Anh có 87 lần khoác áo ĐT Brazil và tham gia 3 kỳ World Cup cùng họ.
Cesar cũng nằm trong danh sách đề cử Quả bóng vàng năm 2009, 2 lần giành giải thủ môn xuất sắc nhất Serie A và 1 lần là thủ môn xuất sắc nhất của UEFA.
Tuy nhiên, sự nghiệp quốc tế của ngôi sao Inter dường như không sánh kịp với thành tích CLB, mặc dù anh đã giành cả Copa America và Confed Cup.
Thủ môn Brazil dần dần được thừa nhận và đỉnh cao của thành công là sự xuất hiện của 2 siêu thủ môn đắt giá Alisson và Ederson.
Man City chiêu mộ Ederson từ Benfica với mức giá kỷ lục cho thủ môn (35 triệu bảng), kỷ lục sau này bị Liverpool phá vỡ với thương vụ Alisson (66 triệu bảng).
Việc người Anh chi tiền tấn để chiêu mộ các thủ môn Brazil cho thấy định kiến về "người gác đền" mang quốc tịch Brazil đã hoàn toàn biến mất.
Những năm vừa qua, Alisson Becker cùng với Manuel Neuer được coi là hai trong số những thủ môn xuất sắc nhất thế giới. Giống như Ederson ở Man City, cựu sao Roma là một phần quan trọng của cuộc cách mạng hàng thủ tại Liverpool.
Từ khi có Alisson, người hâm mộ The Kop hoàn toàn yên tâm về vị trí người gác đền trong khung gỗ. Sự chắc chắn, tính ổn định của thủ môn 31 tuổi là nền tảng giúp đội chủ sân Anfield giành được Champions League và Premier League sau nhiều thập kỷ trắng tay.
Năm 2019, Alisson được vinh danh ở cả 3 hạng mục Thủ môn xuất sắc nhất của FIFA, giải Yashin tại Lễ trao giải Quả bóng vàng, cùng Găng tay vàng ở Copa America 2019.
Trong màu áo ĐTQG Selecao, Alisson ra sân 63 lần, giành Copa America 2019.
Nói về Ederson Santana de Moraes, anh là hình mẫu của một thủ môn thời đại mới. Khả năng chơi chân tốt kết hợp với phản xạ xuất sắc giúp Ederson trở thành trụ cột nơi hàng thủ Man City, cùng Pep Guardiola thống trị bóng đá Anh những năm qua.
Gia nhập Man City từ Benfica vào năm 2017, Ederson ngay lập tức tạo ra sự khác biệt. Trong lối chơi phát triển bóng từ phía sau mà The Citizens áp dụng, thủ thành 30 tuổi này là mắt xích hoàn hảo.
Tuy nhiên, ở cấp độ ĐTQG, Ederson gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với Alisson, người như đã nói, cũng vô cùng xuất sắc. Do vậy, thủ thành của Man City chỉ mới khoác áo ĐTQG Brazil 26 lần cho đến nay.
Bên cạnh Taffarel, Gomes, Dida, Cesar, Ederson hay Alisson thành danh tại châu Âu, thế hệ thủ môn Brazil cũng từng chứng kiến không ít những quái kiệt thi đấu tại quê nhà.
Khi nói đến các thủ môn, nhiều người thường nhớ đến những pha cản phá xuất sắc như cách David De Gea thi đấu, thủ môn kiêm “hậu vệ thòng” như Manuel Neuer, tố chất thủ lĩnh của Oliver Kahn hay những pha xử lý độc đáo của Rene Higuita.
Tuy nhiên, vẫn có những thủ môn đặc biệt, những người không chỉ bảo vệ khung thành mà còn thường xuyên ghi bàn vào lưới đối thủ. Thủ môn Brazil - Rogerio Ceni là người đặc biệt theo cách đó.
Sau 1.256 trận ra sân trong suốt sự nghiệp của mình, Ceni đã ghi được đến 131 bàn thắng. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2007, khi chơi cho Sao Paulo, Ceni đã ghi 47 bàn thắng, vượt xa hiệu suất ghi bàn của nhiều tiền đạo cùng thời.
Suốt 23 năm chơi bóng với khả năng sút phạt chính xác, Rogerio Ceni là người thường xuyên được các HLV tin tưởng giao nhiệm vụ trên những chấm cố định.
Giải nghệ vào năm 2005, thủ môn huyền thoại của Sao Paulo đã lọt vào sách kỷ lục Guinness ở 4 hạng mục, thủ môn ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử (131 bàn), cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho một CLB, cầu thủ đeo băng thủ quân nhiều nhất và cầu thủ có nhiều trận thắng nhất với một CLB.
Sẽ có ít nhiều bất ngờ về cái tên Gylmar dos Santos Neves (Gilmar) bởi đơn giản ít người còn nhớ về ông. Tuy nhiên, đây lại là thủ môn cùng Selecao giành chức vô địch ở 2 kỳ World Cup liên tiếp vào các năm 1958 và 1962.
Trong màu áo CLB, Gilmar cũng có những thành công đáng kể. Ông giành được nhiều vinh quang khi khoác áo Santos và Corinthians, cùng nhiều giải thưởng cá nhân cao quý.
Tại Santos, ông là đồng đội của vua bóng đá Pele, giành chức vô địch quốc gia Brazil (5 lần), Copa Libertadores và Cúp Liên lục địa (2 lần vào các năm 1962 và 1968).
Gilmar nổi tiếng với tài phản xạ xuất thần, đặc biệt điềm tĩnh trước áp lực. Ông đã ra đi vào năm 2013, khi 83 tuổi, và được liên đoàn thống kê lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất của Brazil trong thế kỷ 20.
World Cup 1958 là lần đầu tiên mà Brazil giành được danh hiệu vô địch thế giới. Tuy nhiên, ngay trong những giây phút hân hoan nhất, đâu đó vẫn có những tiếng thở dài. Người Brazil cho rằng họ đã là nhà vô địch từ tận 8 năm trước, nếu mà...
Dấu ba chấm ấy nói về cái tên Moacir Barbosa. Ông trở thành kẻ bị “kết án” sau kỳ World Cup 1950, khiến cho Brazil mất đi cơ hội vô địch và từ đó, ông phải đối mặt với sự ghẻ lạnh của cả quốc gia.
Quay về năm 1950, Brazil đang rất khao khát chứng minh bản thân trước thế giới. Trải qua 60 năm từ ngày giành độc lập, kỳ World Cup diễn ra trên sân nhà là cơ hội không thể tốt hơn để Brazil cho cả thế giới thấy được sự vĩ đại.
Niềm tin càng được củng cố khi Brazil băng băng về đích với nhiều cá nhân kiệt xuất trong đội hình, trong đó Barbosa chính là thủ môn xuất sắc nhất thế giới bấy giờ.
Thế nhưng, trận thua đau đớn trước Uruguay ở trận đấu cuối cùng khiến Brazil tụt mất cơ hội vô địch. Người dân xứ Samba đau đớn, gào khóc và họ nhanh chóng tìm ra “vật tế thần” cho thảm họa Maracana năm ấy. Đáng tiếc thay, đó chính là Barbosa.
Từ chỗ là thủ môn xuất sắc nhất thế giới, giờ đây ông chỉ còn là một “người da đen” không hơn không kém, bị cả xã hội quay lưng, coi thường và nguyền rủa. Đến lúc ra đi, Barbosa cũng không thể có được sự “tha thứ” của người dân Brazil.
Qua chủ đề về thủ môn Brazil, các bạn đã biết được đâu là những người gác đền xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Samba. Thực ra có những thủ thành không có được cái kết trọn vẹn như Barbosa. Nhưng không thể phủ nhận họ từng là những cái tên hay nhất trong thế hệ của mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều, bây giờ xin chào và xin hẹn gặp lại vào những bài viết sắp tới nhé.
Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: