Ngày hôm nay, hãy cùng BongDa INFO tìm hiểu tất tần tật Vleague là gì, lịch sử ra đời, thể thức thi đấu của giải đấu số 1 Việt Nam.
24 năm kể từ khi lên chuyên ở mùa bóng 2000/01, giải VĐQG cấp cao nhất của bóng đá Việt Nam (Vleague) đang từng bước “thay da đổi thịt”, khoác lên mình tấm áo mới để bắt kịp xu hướng của thời cuộc. Đã từng có thời điểm, Vleague được xem là giải đấu hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.
Vleague là tên gọi của giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam, có tên đầy đủ là giải VĐQG chuyên nghiệp Vleague, ra đời lần đầu tiên ở mùa bóng 1980.
Giải đấu được tổ chức và điều hành bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Đến mùa bóng 2012, đứng trước những biến cố vận hành giải đấu (nhiều CLB xin rút lui tự thành lập giải đấu mới), VFF đã quyết định giao quyền tổ chức Vleague cho Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF).
Theo đó, VPF được thành lập dựa trên sự góp vốn của những câu lạc bộ tham dự tại Vleague, và cách tổ chức này hoạt động sẽ tuân theo tiêu chí đem lại nhiều nguồn lợi nhất cho bóng đá Việt Nam và các đội tham gia.
Như bao giải đấu trên thế giới, suốt hơn 44 năm lịch sử của mình, Vleague là gì đã không ít lần “thay tên đổi họ”.
Trước khi có tên gọi “giải VĐQG chuyên nghiệp Vleague” như hiện nay, giải đấu số 1 Việt Nam lần lượt được biết đến với những cái tên như Giải bóng đá hạng A1, giải đội mạnh Việt Nam, giải các đội hạng Nhất quốc gia Việt Nam…
Mùa giải đầu tiên trong thiên niên kỷ mới (2000/01) là năm đánh dấu giải VĐQG Việt Nam chuyển sang cơ chế thi đấu chuyên nghiệp và tên gọi Vleague cũng chính thức ra đời. Đây cũng là thời điểm giải đấu cho phép những cầu thủ nước ngoài đến chơi bóng và giúp Vleague dần tạo dựng được vị thế tại khu vực.
Hẳn người hâm mộ bóng đá thế hệ 8x sẽ nhớ đến Kiatisak Senamuang, Dusit Chalermsan – 2 ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Thái Lan – cũng đã đến thi đấu tại Vleague những năm đầu 2000. Ngày đó, sức hút của Vleague là vô cùng mạnh mẽ, cho thấy tham vọng “hóa rồng” của những người làm bóng đá Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, dù yếu tố “chuyên nghiệp” trong quá trình vận hành của VFF sau hơn 2 thập kỷ vẫn bị đặt nhiều dấu hỏi, nhưng không thể phủ nhận, sức hút của Night Wolf V.League 1 (tên gọi đầy đủ hiện nay của Vleague) ngày càng lớn.
Mới nhất, lần đầu tiên trong lịch sử Vleague là gì, các đội bóng tham dự sẽ được chia nhau gói bản quyền truyền hình lên tới 60 tỷ/1 mùa từ VPF (theo thỏa thuận hợp tác với FPT). Thêm vào đó, công nghệ mới nhất của bóng đá thế giới (VAR) cũng đã được đưa vào áp dụng kể từ mùa bóng 2023/24.
Giải bóng đá vô địch quốc gia tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 với 17 câu lạc bộ tham dự. Thời điểm đó, Vleague được biết đến với cái tên giải bóng đá hạng A1.
Thay vì thi đấu trong 1 vòng bảng, 17 đội bóng sẽ được chia làm 3 bảng đấu tương ứng theo 3 miền Bắc Trung Nam. 6 đội đứng đầu 3 bảng đấu sẽ tiến vào vòng chung kết cuối cùng để chọn ra nhà vô địch và đội đầu tiên đăng quang là Tổng Cục Đường Sắt.
Trong những năm tiếp theo, dù giải đấu vẫn hoạt động theo cơ chế “bao cấp” lỗi thời (các CLB sống dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước), nhưng bóng đá trong thập kỷ 80-90 tại Việt Nam vẫn phát triển nở rộ, khi các SVĐ gần như luôn chật kín khán giả.
Nhưng theo dòng chảy của thời cuộc, để bóng đá Việt Nam có thể bức lên mạnh mẽ, VFF cần có sự “cởi trói” về mặt cơ chế. Các đội bóng phải tự “sống” bằng nguồn thu của doanh nghiệp, lấy bóng đá nuôi bóng đá. Từ đó dẫn đến Vleague ra đời theo cơ chế “chuyên nghiệp” vào mùa giải 2000/01.
Trải qua 23 mùa giải lên chuyên, Vleague là gì dần hoàn thiện theo thời gian và từng có thời điểm vượt qua các giải vô địch của Thái Lan, Malaysia, Indonesia để trở thành giải VĐQG số 1 Đông Nam Á.
Thời điểm hiện tại, Vleague có tổng cộng 14 CLB tham dự bao gồm Công An Hà Nội (nhà đương kim vô địch mùa 2022/23), Thép Xanh Nam Định, Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai, Thể Công Viettel, Becamex Bình Dương, Đông Á Thanh Hóa, Quảng Nam, Topenland Bình Định…
14 đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm 2 lượt đi và về. Đội có số điểm cao nhất sẽ lên ngôi, đội đứng bét bảng (vị trí thứ 14) sẽ xuống chơi tại giải hạng Nhất quốc gia Vleague 2, còn đội xếp thứ 13 sẽ thi đấu playoff với đội xếp thứ 2 tại giải hạng Nhất để giành tấm vé cuối cùng.
Mức thưởng cho nhà vô địch cũng khá hậu hĩnh khi nhận được 5 tỉ đồng, các đội về đích ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt nhận được 2.5 và 1.5 tỉ đồng.
Bản thân VFF cũng có những thay đổi mạnh mẽ nhằm phù hợp với dòng chảy thời cuộc, đó là triển khai các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, đào tạo đội ngũ trọng tài tiêu chuẩn FIFA, thay đổi khung thời gian tổ chức theo hệ thống các giải châu Âu… nhằm thu hút nhiều nhà tài trợ để giúp Vleague lột xác.
Như tạp chí đã đưa tin, Vleague bắt đầu hành trình xây dựng cơ chế chuyên nghiệp kể từ mùa giải 2000/01. Từ đó đến nay, tên gọi chính thức của giải đấu vẫn là Vleague nhưng sẽ có thêm tên của nhà tài trợ song hành cùng VFF.
Cụ thể, tên gọi ở mùa giải đầu tiên lên chuyên của hạng đấu cao nhất bóng đá Việt Nam là Strata Vleague. Đến mùa bóng 2023, giải được mang tên Sting Vleague.
Sau đó lần lượt là Kinh Đô V.League (2004), Number One V.League, Euro Window V. League, Petro Việt Nam Gas V.League (2007), Eximbank V.League (2011), Toyota V.League (2015), Nuti Cafe V.League (2018), Wake-Up 247 V.League 1 (2019), và hiện tại là Night Wolf V.League 1 (kể từ mùa giải 2022).
Việc tên gọi Vleague là gì được thay đổi “như cơm bữa” là do phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ và chung quy vẫn chỉ xoay quanh vấn đề tài chính, nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của VFF hay VPF trong việc nỗ lực giúp Vleague có thể “tự nuôi sống mình”.
Nếu như mùa bóng 2000/01 là bước ngoặt lịch sử của giải đấu, thì mùa bóng 2023/24 là bước đệm đầu tiên đưa bóng đá Việt Nam “hòa nhập” với đấu trường quốc tế.
Cụ thể, đây sẽ là mùa giải đầu tiên Vleague sẽ diễn ra theo dòng thời gian của các giải VĐQG châu Âu, tức là thi đấu từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm tiếp theo và sẽ có các quãng nghỉ theo lịch FIFA Days.
Như vậy, sẽ không có chuyện Vleague bị hoãn vô tội vạ vì những lý do như bận tập trung cho giải trẻ U20, U23,…
Đến đây thì có một vấn đề phát sinh khi giải vô địch quốc gia Vleague thực tế chỉ có 26 vòng đấu (14 đội tham dự), do đó thay vì được diễn ra trong 9 tháng như các giải châu Âu (38 vòng đấu) thì Vleague chỉ gói gọn trong vòng 7 tháng.
Không loại trừ khả năng ở những mùa giải tới, VFF sẽ tổ chức Vleague theo thể thức 2 giai đoạn giống các giải Bỉ, Scotland,… nhằm giúp các sân cỏ trên cả nước có thêm những vòng đấu hấp dẫn (đảm bảo trên 32 vòng đấu).
Theo đó, kết thúc giai đoạn 1 bao gồm 26 vòng đấu, các đội sẽ bước vào giai đoạn 2 tách thành 2 nhóm đua tranh chức vô địch và trụ hạng dựa trên phân hạng ở giai đoạn 1.
Bên cạnh việc thay đổi thời gian thi đấu, đây cũng là năm đầu tiên các CLB góp mặt tại hạng đấu cao nhất Việt Nam có thể thu về hàng tỷ đồng từ gói bản quyền truyền hình lên đến 60 tỷ, qua đó nhằm phát triển hệ thống đào tạo trẻ, tái đầu tư cơ sở vật chất, mặt cỏ…
Thêm vào đó, công tác trọng tài từ lâu trở thành đề tài “gây nhức nhối” với giới mộ điệu nay đã được cải thiện đáng kể nhờ công nghệ hỗ trợ trọng tài VAR, cũng như việc các trọng tài được đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn FIFA ngày càng tăng.
Một loạt những thay đổi mang tính bước ngoặt đang giúp bộ mặt Vleague trở nên sáng sủa, ghi điểm nhiều hơn trong mắt người hâm mộ trong nước và được đánh giá cao hơn trên trường quốc tế.
Kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980 với nhà vô địch Tổng Cục Đường Sắt, trải qua 40 mùa giải, đã có 11 CLB từng ít nhất 1 lần đăng quang tại giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.
Trong đó, Hà Nội FC là đội bóng thành công nhất với 6 chức vô địch, theo ngay phía sau là đội bóng giàu truyền thống Thể Công Viettel với 5 lần lên ngôi.
Hai thập kỷ đầu tiên, Vleague chứng kiến sự thống trị của những đội bóng tên tuổi như CLB Quân đội, Công An Hà Nội, Công An Tp HCM, Cảng Sài Gòn, Thể Công,… thì những năm đầu tiên khi lên chuyên, là sự cạnh tranh của hai thế lực “Gạch – Gỗ” giữa Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai.
Đây cũng là thời điểm đội bóng phố núi nổi tiếng với 2 danh thủ Thái Lan Kiatisak Senamuang và Dusit Chalermsan.
Giai đoạn sau là sự trỗi dậy của những SHB Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An và đặc biệt là Hà Nội T&T (tiền thân của Hà Nội FC).
Toàn bộ 6 chức vô địch của đội bóng thủ đô (giúp họ trở thành đội vô địch Vleague là gì nhiều nhất) đều đến từ sau mùa giải 2010. Cụ thể, Hà Nội FC đăng quang vào các năm 2010, 2013, 2016, 2018, 2019 và 2022.
Sự lên ngôi của Quảng Nam FC ở mùa giải 2017 được xem là bất ngờ lớn nhất trong lịch sử Vleague ở kỷ nguyên chuyên nghiệp.
Không bất ngờ sao được khi chỉ sau 2 mùa giải, từ vị thế của một nhà vô địch, đội bóng xứ Quảng rơi thẳng xuống vị trí bét bảng và đành xuống chơi tại giải hạng Nhất. Phải đến mùa bóng năm nay, nhà vô địch Vleague 2017 mới trở lại sân chơi số 1 quốc nội sau 4 năm vắng bóng.
Trở lại với những nhà vô địch, gắn liền với thành công của họ là những biểu tượng, những ngôi sao xuất sắc.
Đó là Lê Huỳnh Đức của Công An Tp HCM, Kiatisak Senamuang của HAGL, Kesley Alves, Josse Almeida của SHB Đà Nẵng, Phan Văn Santos, Phan Văn Tài Em của Đồng Tâm Long An, hay sau này là những Lê Công Vinh, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Quang Hải của CLB Hà Nội.
Tất cả đã cộng hưởng nên bức tranh sinh động của giải đấu và trở thành biểu tượng cho từng giai đoạn trong lịch sử giải VĐQG Việt Nam.
Đa số những nhà vô địch Vleague ngoài tiền thưởng từ ban tổ chức giải, sẽ được nhận thêm những khoản tiền hậu hĩnh từ lãnh đạo câu lạc bộ, các ông chủ, nhà tài trợ cho đến lãnh đạo địa phương.
Thông thường, con số này rơi vào khoảng 7-10 tỷ đồng. Trong đó 5 tỷ đồng nhận thưởng từ ban tổ chức giải.
Trong 10 năm qua, số tiền thưởng các nhà vô địch Vleague nhận được cụ thể:
Tổng cộng, trong 10 năm qua, các đội vô địch V.League đã nhận được tổng cộng 81.3 tỷ đồng từ các nguồn tiền thưởng khác nhau.
Lời kết
Thêm một mùa giải nữa, Vleague sẽ bước sang tuổi 25. Hai mươi tư mùa giải trước đó dù không thể nói là thành công mỹ mãn, nhưng với những sự cố gắng từ các nhà lãnh đạo, ông bầu, cầu thủ, người hâm mộ,... Vleague sắp tới hứa hẹn tạo ra bước nhảy vọt về vị thế và cả tính hấp dẫn trên trường khu vực và thế giới.
Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng trong bài viết hôm nay. Còn bây giờ, xin chào tạm biệt và đừng quên đón đọc những chủ đề hấp dẫn tiếp theo từ đội ngũ sản xuất nội dung của chúng tôi nhé.
Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu bongdainfo.app cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: